HSBC nâng dự báo tăng trưởng 2022 của Việt Nam lên 8,1%, cảnh báo lãi suất tăng tiếp trong 2023

Kỳ Thư - 22/12/2022 20:14 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo kinh tế vĩ mô châu Á được cập nhật hàng quý của HSBC, cơ quan này đã nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay lên 8,1%, so với mức cũ là 7,6% với lý do “những thuận lợi nhờ mở cửa trở lại vẫn còn”.

VNF

2022 là năm phục hồi

Tại báo cáo kinh tế châu Á mới cập nhật, HSBC cho rằng 2022 là năm phục hồi bùng nổ, giúp Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở châu Á. Quý III, GDP tăng 13,7% so với cùng kỳ 2021 nhờ lĩnh vực bên ngoài vững vàng và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo HSBC triển vọng dần bị phủ bóng từ những trở ngại về thương mại gia tăng. Sau khi tăng trưởng hơn 17% trong ba quý đầu năm, xuất khẩu đã giảm tốc nhanh trong tháng 10, và giảm đáng kể vào tháng 11.

"Suy thoái kinh tế ở Mỹ càng khiến tình hình trở nên khó khăn hơn vì Mỹ là thị trường lớn nhất của nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam", báo cáo nhận định.

Ngoài ra, HSBC cũng cho biết một điểm sáng tích cực là nhu cầu trong nước (một trong những động lực tăng trưởng kinh tế) phần nào đem tới cứu cánh, nhờ thị trường lao động tiếp tục phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 2,3% tính tới quý III và dự báo còn giảm tiếp khi nhiều công việc tập trung trong lĩnh vực liên quan tới du lịch.

Dự báo cho năm sau, HSBC cho rằng các thách thức nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn, đặc biệt sau khi những hiệu ứng do mở cửa trở lại nhạt dần và tác động của lạm phát cao bắt đầu ảnh hưởng. Vì vậy, ngân hàng này dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 5,8%, so với mức cũ là 6%.

“Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Việt Nam là những khó khăn trong thương mại ngày càng gia tăng. Việt Nam không tránh khỏi những tác động do thương mại toàn cầu chậm lại đáng kể, nói cách khác, giai đoạn chững lại đã tới”, HSBC nhận định.

Lo ngại lãi suất điều hành sẽ tiếp tục tăng

Với vấn đề tín dụng, trong bối cảnh kể trên, HSBC cho rằng không giống các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Việt Nam không có nhiều room tài khóa để áp dụng những biện pháp xoa dịu nhằm giảm nhẹ tác động do giá năng lượng tăng cao.

Theo HSBC, từ tháng 4, các nhà quản lý đã cắt giảm một số loại thuế, trong đó có thuế nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Nhằm đối phó với áp lực lạm phát gia tăng, Bộ Tài chính đang tìm cách kéo dài thời gian áp dụng cắt giảm thuế bảo vệ môi trường hiện tại đối với một số nhiên liệu đến cuối năm 2023.

"Điều này cho thấy trong bối cảnh giá dầu thế giới dự báo hạ nhiệt trong năm sau, cơ quan quản lý Việt Nam có thể áp dụng trở lại thuế bảo vệ môi trường sớm nhất từ năm 2024. Bên cạnh đó, giá năng lượng khác có thể tăng lên trong năm sau. Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã đề xuất tăng giá điện trong năm 2023, đợt điều chỉnh lớn đầu tiên trong gần bốn năm với lý do chi phí nhập khẩu năng lượng tăng cao", HSBS cho biết.

Với chính sách tiền tệ, HSBC cho biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động bắt kịp xu hướng chung nhằm đối mặt với tình hình Đồng Việt Nam yếu đi và lạm phát nhập khẩu tăng. Từ tháng 9, NHNN đã liên tiếp tăng lãi suất điều hành, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 6%/năm vào cuối tháng 10.

Những đợt tăng lãi suất mạnh tay hơn cho thấy mối quan ngại từ các yếu tố bên ngoài như chu kỳ tăng lãi suất nhanh chóng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và những biến động tỷ giá hối đoái.

Theo HSBC, các yếu tố bên ngoài đã thuận lợi hơn trong những tuần gần đây, với việc Fed dự báo giảm tốc độ tăng lãi suất và áp lực tỷ giá ngoại tệ dịu bớt. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tăng cho thấy chu kỳ tăng lãi suất của NHNN vẫn đang diễn ra. Các chuyên gia dự báo NHNN sẽ nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 0,5 điểm % trong quý I và II/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7%/năm vào giữa năm 2023.

Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Việt Nam năm sau là những khó khăn trong hoạt động thương mại ngày càng gia tăng.

Trong đó, Việt Nam sẽ không tránh khỏi những tác động từ đợt thương mại toàn cầu chậm lại. Kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất xét về thương mại và chuyển hướng đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt thúc đẩy thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Đây cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn khi kinh tế Mỹ suy giảm.

Ngoài ra, rủi ro khác cũng đến từ áp lực tăng giá năng lượng. Dù đã giảm so với đỉnh trong tháng 6, giá xăng trong nước hiện vẫn ở mức cao. Để giảm rủi ro của việc dự trữ nhiên liệu nhập từ nước ngoài, Chính phủ đã chỉ đạo các các nhà máy lọc dầu trong nước có kế hoạch tăng cường nhập khẩu năng lượng trong ít nhất sáu tháng đầu năm 2023. Động thái này nhiều khả năng sẽ siết lại lợi thế tài khoản vãng lai của Việt Nam do chi phí nhập khẩu tăng cao hơn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.