Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trao đổi với VietnamFinance, TS Devmali Perera, giảng viên Tài chính, Đại học RMIT Việt Nam về vấn đề này nhấn mạnh, duy trì ổn định của hệ thống tài chính là mục tiêu cốt lõi của ngân hàng trung ương ở bất kỳ quốc gia nào. Hệ thống tài chính ổn định tạo điều kiện cho việc chuyển vốn hiệu quả từ các đơn vị thặng dư sang các đơn vị thâm hụt, đồng thời cho phép quốc gia đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hệ thống tài chính ổn định cũng sẽ thúc đẩy sự an toàn của các tổ chức tài chính trong hệ thống và nâng cao niềm tin của người dân vào hệ thống.
Về lý thuyết, việc quản lý lạm phát và lãi suất của một quốc gia dẫn đến việc ổn định tỷ giá hối đoái của quốc gia đó. Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Vì vậy, việc duy trì ổn định các biến số kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối đoái là điều cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nới room tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
NHNN Việt Nam gần đây đã nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2022 thêm 1,5-2% so với mục tiêu trước đó là 14%. Mục tiêu của việc thay đổi chính sách này là khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng mức tín dụng thêm 240 nghìn tỷ đồng. Kể từ năm 2019, chúng ta đã trải qua một khoảng thời gian chưa từng có do đại dịch Covid 19 ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống với tư cách cá nhân và toàn bộ nền kinh tế. Năm 2019, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP là 7,2% nhưng giảm xuống lần lượt là 2,9% và 2,6% vào năm 2020 và 2021.
Mặc dù quy trình sản xuất và ngành dịch vụ tại Việt Nam đã phục hồi trở lại với sự hỗ trợ của những thay đổi chính sách thận trọng, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp trong nước phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh và trả nợ do thiếu vốn. Giá cả hàng hóa tăng cao, nhu cầu của thế giới suy yếu và chuỗi cung ứng bị gián đoạn do những bất ổn toàn cầu đang diễn ra cũng tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước.
Khi Việt Nam bước vào kỳ nghỉ lễ bận rộn nhất, đây là thời điểm để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động. Do đó, đây là một quyết định kịp thời của NHNN khi nới room tín dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi của nền kinh tế trong nước và đạt được mức tăng trưởng GDP dự báo là 7,5% vào năm 2022. Tuy nhiên, nếu sau đó các nhà hoạch định chính sách không nỗ lực khắc phục, điều này có thể tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
- Theo bà, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào trong năm 2023 để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô?
Mức tín dụng của một quốc gia là một biến kinh tế vĩ mô quan trọng. Tín dụng không đủ sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do kinh tế phát triển chậm, ngược lại tăng trưởng tín dụng nhanh cũng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và dẫn đến khủng hoảng tài chính. Điều quan trọng là đảm bảo rằng khoản tín dụng dư thừa này của các ngân hàng thương mại sẽ được cấp cho các ngành thiết yếu của Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp định hướng xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tín dụng tăng sẽ làm tăng đầu tư vào các doanh nghiệp và điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, cũng như cải thiện thu nhập cho các cá nhân. Mối quan tâm cơ bản liên quan đến mức tín dụng vượt mức là khiến cho mức giá của một quốc gia tăng lên. Nếu Việt Nam không sản xuất được nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng này thì cuối cùng sẽ mở đường cho tỷ lệ lạm phát gia tăng.
Dư địa tín dụng tăng lên cũng có thể làm giảm chất lượng danh mục cho vay do làm tăng mức độ nợ xấu dẫn đến khủng hoảng tài chính. Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, xảy ra do dư thừa tín dụng cung cấp cho thị trường nhà đất ở Mỹ.
Các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam cần cảnh giác với những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam và can thiệp vào hệ thống bằng cách tăng lãi suất một lần nữa để hạn chế mức tín dụng. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách cũng nên theo dõi biến động của tiền đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối. Để hạn chế những tác động tiêu cực của mức tín dụng dư thừa, điều cần thiết là phải thực hiện lại các biện pháp chính sách thận trọng vào năm 2023. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận về mức nợ bao nhiêu là quá nhiều đối với một nền kinh tế.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.