Huế trong cuộc chuyển mình

Chu Minh Khôi - 31/01/2025 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Vươn mình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Huế sẽ là nơi kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại, xây dựng một tương lai tươi sáng, văn minh, giàu bản sắc cho tất cả cư dân và du khách đến thăm. Trở lại Huế lần này vào cuối năm 2024, chúng tôi được chứng kiến rất nhiều đổi thay ở nơi đây, từ những đại công trình di sản trong Đại nội mới được trùng tu, đến những đường phố mới làm cho quy mô của thành phố này đang được mở rộng ra từng ngày.

Những điện các mới được phục dựng, trùng tu

Vào tham quan Đại Nội Huế, chúng tôi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng những công trình mới được trùng tu, phục dựng vô cùng lộng lẫy, mà vẫn giữ được nét cổ kính vàng son. Đặc biệt hai công trình gồm Điện Kiến Trung mới hoàn thành phục dựng vào cuối năm 2023, và Điện Thái Hoà mới hoàn thành trùng tu vào cuối năm 2024, thêm một lần nữa tinh hoa của các nghệ nhân lành nghề được hội tụ để làm sống dậy một thời vàng son.

Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng bậc nhất trong không gian hoàng cung Huế, là biểu tượng quyền lực trong thiết chế chính trị của triều đình nhà Nguyễn. Năm Gia Long thứ tư (năm 1805), Đại công trình Điện Thái Hoà được vua Gia Long cho xây dựng, quy tụ hàng nghìn lính thợ từ các nơi trên cả nước.

Điện Thái Hòa với kết cấu hình chữ “Công”, gồm ba phần: tiền điện (phía trước), hậu điện (phía sau) và hậu cung. Tổng diện tích mặt bằng của ngôi điện này lên tới 1.360 m2. Khu vực nền điện được thiết kế cao hơn nền sân khoảng 1m, cao hơn mặt đất khoảng 2,35m. Chính điện là ngôi nhà phía sau với cấu trúc bao gồm 5 gian 2 chái. Phía trước là tiền điện có 7 gian 2 chái.

Hệ thống sườn nhà tại Điện Thái Hòa chủ yếu được làm bằng gỗ lim. Tại đây có 80 cột gỗ được sơn vẽ rồng thếp vàng lá 24k vô cùng bắt mắt và tinh tế. Tất cả các cột gỗ điện đều được làm từ những loại gỗ quý, được chạm khắc tinh xảo, biểu trưng cho quyền lực tối cao và sự vĩnh cửu của triều đại. Bên trong điện, trần được trang trí với những hình ảnh tuyệt đẹp của hoa văn, rồng bay phượng múa, thể hiện sự quyền uy của hoàng gia.

Đối với hệ thống vì kèo trên mái nhà Điện Thái Hòa, phần phía trước kết cấu theo lối “chồng rường – giả thủ” với cấu trúc vô cùng tinh tế. Phần vì kèo sau có thiết kế đơn giản hơn. Ở giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh các mặt của tòa nhà. Sự độc đáo thể hiện ở chỗ các ô hộc phân cách ở dải cổ diêm được trang trí hình vẽ, thơ văn. Hệ thống mái của Điện Thái Hòa có hình chữ “Vương”, biểu tượng cho quyền lực tối cao của nhà vua.

Điện Thái Hòa cao vút với những mái ngói cong vươn lên, được trang trí tỉ mỉ với các họa tiết, tượng trưng cho sự thịnh vượng và quyền lực. Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Điện Thái Hòa, một minh chứng trải qua bao mùa mưa bão với nhiều lần trùng tu do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt. Trận bão Hester vào 23/10/1971 đã khiến toàn bộ mái của Điện Thái Hòa bị sụp và bay ngói phải tu bổ khẩn cấp với 30.000 viên ngói liệt.

Năm 1999, một phần mái sau chính điện bị hư hại nặng do bão. Năm 2020, chái đông tây sụp đổ do bão lớn, Điện Thái Hòa có nguy cơ sụp đổ nếu đến mùa mưa bão tiếp. Ngày 23/11/2021, Điện Thái Hòa được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế bắt đầu triển khai đại trùng tu.

“Sau hai trăm năm, công trình xuống cấp rất nặng nề. Đọc lại lịch sử thì hai mươi mấy lần phải sửa chữa trong suốt thời gian tồn tại, bởi vì các điều kiện thời tiết, khí hậu, bão lũ, mối mọt, khiến công trình gỗ đứng trước nhiều thách thức”, ông Trung chia sẻ.

Điện Thái Hòa là công trình tiêu biểu của kiến trúc cung đình Huế với chủ thức trùng thiềm điệp ốc, trang trí pháp lam, trên lợp ngói hoàng lưu ly. Tuy nhiêu sau nhiều lần trùng tu, điện đã được thay thế một phần bằng ngói liệt. Trong lần trở lại lần này, ngói hoàng lưu ly đã được trả lại cho toàn bộ công trình.

Ông Hồ Hữu Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần tu bổ di tích Huế cho biết, việc sản xuất ngói của triều đình Huế đã bị thất truyền từ năm 1885 trong khi toàn bộ ngói cũ không sử dụng được nữa.

Năm 1993, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chế lại ngói làm bằng men chì với nhiệt độ nóng chảy khoảng 800 độ C, nhưng với nhiệt độ đó chưa đảm bảo được độ cứng cho xương ở trong viên ngói, dẫn đến một thời gian nước thấm vào thì các viên ngói bị dột.

Vì vậy, trung tâm đề xuất phương án chuyển sang men silic và từ năm 2014-2015 trở đi về sau này sử dụng loại ngói này, đảm bảo bền chắc hơn, thích ứng được với thời tiết Huế. Nằm trên trục thần đạo của Hoàng cung Huế, gồm nhiều công trình: Cột cờ, Cổng và lầu Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Điện Kiến Trung.

Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, các công trình Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Điện Kiến Trung đã biến mất chỉ còn nền móng. Trở lại lần này, được chiêm ngưỡng ngôi Điện Kiến Trung tuyệt đẹp đã được phục dựng xong từ đầu năm 2024. Được xây dựng dưới thời vua Khải Định, điện Kiến Trung là minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.

Điện Kiến Trung được xây dựng với hình thức kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa các yếu tố nghệ thuật châu Âu (kiến trúc Phục hưng Ý và Pháp) và truyền thống Việt Nam. Mái điện được thiết kế theo kiểu mái ngói truyền thống Việt Nam, trong khi các chi tiết trang trí lại mang ảnh hưởng rõ rệt của các trường phái châu Âu thời kỳ đầu thế kỷ 20. Công trình này không chỉ là nơi sinh sống của các vua triều Nguyễn mà còn là biểu tượng của sự pha trộn văn hóa Đông - Tây.

Vào năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, điện Kiến Trung đã chứng kiến một sự kiện quan trọng: cuộc gặp gỡ giữa vua Bảo Đại và Phái đoàn Chính phủ lâm thời, đánh dấu sự kiện vua Bảo Đại thoái vị.

Tuy nhiên, sau đó, điện Kiến Trung cùng nhiều công trình khác trong Hoàng Thành bị tàn phá trong chiến tranh, chỉ còn lại tàn tích nền móng. Từ năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã bắt tay vào dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo công trình này và đã hoàn thành sau gần 5 năm.

Với diện mạo uy nghi, lộng lẫy, điện Kiến Trung đã được hoàn thành sau hơn 70 năm tồn tại dưới hình hài phế tích. Giờ đây, Điện Kiến Trung đã trở thành điểm tham quan thu hút du khách, nơi trưng bày các hiện vật quý giá liên quan đến lịch sử triều Nguyễn, như các vật dụng nội thất, trang phục của vua Khải Định và vua Bảo Đại, cùng các đồ dùng sinh hoạt hoàng gia.

Đặc biệt, không gian điện cũng được sử dụng để tái hiện lại không khí của cung điện xưa với những câu chuyện lịch sử hấp dẫn. Điện Kiến Trung không chỉ là di tích, mà còn là một phần sống động của di sản văn hóa Việt Nam, gắn liền với những dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nước.

Nằm trên trục thần đạo của Đại Nội Huế, điện Cần Chánh từng là một trong những công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Được xây dựng vào năm 1804 dưới triều vua Gia Long, điện Cần Chánh không chỉ là biểu tượng của quyền lực hoàng gia mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trị quan trọng của triều đình.

Tuy nhiên, qua thời gian và chiến tranh, ngôi điện này đã bị tàn phá, và hiện chỉ còn lại những dấu tích của nền móng và phần chân tường. Dự án phục hồi điện Cần Chánh, được khởi công vào cuối năm 2024, hứa hẹn sẽ là một bước quan trọng trong công tác bảo tồn di tích lịch sử của cố đô Huế.

Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, dự án phục hồi điện Cần Chánh với kinh phí gần 200 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án này được triển khai trong vòng 4 năm, bắt đầu từ quý IV/2024, và sẽ hoàn thành vào năm 2028. Với việc khởi công vào cuối năm 2024, dự án phục dựng điện Cần Chánh chắc chắn sẽ là một điểm sáng trong công tác bảo tồn di tích, đồng thời thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, góp phần quảng bá giá trị văn hóa của Huế nói riêng và di sản văn hóa Việt Nam.

Nhiều đổi thay ở thành phố Huế

Trở lại Huế lần này, rất nhiều con đường mới, công trình mới đã mọc lên trên vùng cố đô thơ mộng, khiến thành phố đổi thay khác lạ, đã mang dáng dấp của một đô thị hiện đại. Những năm gần đây, thành phố Huế đã triển khai các dự án không gian công cộng, tiêu biểu là tuyến đường đi bộ ven sông Hương được khởi công vào năm 2021, công trình kéo dài từ cầu Dã Viên đến chùa Thiên Mụ, có tổng kinh phí 90 tỷ đồng. Tuyến đường dài 2,9 km, rộng 4,5m, được lát đá granite và lắp đặt hệ thống chiếu sáng, ghế đá, phục vụ cho người dân và du khách dạo chơi, thư giãn.

Cùng với các dự án giao thông, việc chỉnh trang các di tích lịch sử cũng là một trong những ưu tiên của chính quyền địa phương. Di tích Thượng Thành, Eo Bầu ở cửa Đông Ba đã được chỉnh trang sau khi hơn 2.000 hộ dân được di dời từ khu vực này vào khu tái định cư mới tại phường Hương Sơ và An Hòa. Việc này không chỉ giúp bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử mà còn tạo ra các khu đô thị mới, phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng.

Trở lại Huế lần này, rất nhiều con đường mới, công trình mới đã mọc lên trên vùng cố đô thơ mộng, khiến thành phố đổi thay khác lạ, đã mang dáng dấp của một đô thị hiện đại.

Một trong những điểm sáng trong việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Huế là sự ra đời của nhà ga T2 sân bay Phú Bài, được khởi công vào tháng 12/2019 và khánh thành vào tháng 6/2023. Nhà ga T2 với kiến trúc cung đình Huế độc đáo, có diện tích lên tới 22.380 m2 và công suất phục vụ lên đến 5 triệu khách mỗi năm. Công trình này không chỉ giúp tăng trưởng du lịch mà còn tạo thuận lợi cho việc kết nối Huế với các thành phố lớn trong nước và quốc tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư.

Một công trình quan trọng khác là Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế tại khu đô thị An Vân Dương. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung với vốn đầu tư 169 triệu USD. Với diện tích lên tới 51.000 m2, Aeon Mall Huế có khoảng 140 cửa hàng, bao gồm nhiều thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại Huế. Công trình này không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm mà còn tạo ra các khu vui chơi giải trí, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố.

Bên cạnh đó, tuyến đường Phú Mỹ - Thuận An dài 4,2 km, rộng 36m, có 6 làn xe, cũng đã hoàn thành vào giữa năm 2024. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư hơn 370 tỷ đồng, kết nối trung tâm thành phố với phường Thuận An, tạo ra động lực phát triển kinh tế cho vùng đầm phá, ven biển, mở ra cơ hội phát triển du lịch biển và các ngành nghề khác.

Đặc biệt, để giải quyết vấn đề môi trường, Nhà máy nước sạch Vạn Niên đã được xây dựng với kinh phí gần 800 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho hơn 80% dân cư của tỉnh. Cùng với đó, Nhà máy điện rác Phú Sơn được xây dựng trên diện tích hơn 11 ha, có khả năng xử lý 600 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày và tạo ra 12 MW điện.

Đây là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề xử lý rác thải, bảo vệ môi trường và cung cấp năng lượng tái tạo cho thành phố. Cầu vượt cửa biển Thuận An được khởi công vào tháng 3/2022, dài 2,36 km, rộng 20m, với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025 và sẽ thúc đẩy phát triển du lịch biển, đầm phá Tam Giang, đóng góp vào việc phát triển kinh tế biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tất cả những dự án trên đang giúp TP Huế dần trở thành một đô thị hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu vực trong và ngoài nước, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của cố đô.

Cơ hội và thách thức

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng đánh dấu Huế trở thành thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được nâng lên tầm thành phố trực thuộc trung ương.

Quá trình chuẩn bị cho sự kiện này đã kéo dài suốt 15 năm, từ khi Bộ Chính trị đề ra chủ trương vào năm 2009, đến khi Hội nghị Trung ương Đảng đồng ý chủ trương vào tháng 9/2024. Sự kiện này không chỉ phản ánh nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và người dân Huế, mà còn là kết quả của các chiến lược phát triển lâu dài dựa trên bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cố đô Huế. Huế được biết đến là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam với lịch sử hơn 700 năm, từng là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn.

Thành phố này có 8 di sản được UNESCO công nhận, trong đó có các di tích như Đại Nội, các lăng tẩm vua Nguyễn, và hệ thống đền chùa phong phú. Huế còn là thành viên của nhiều mạng lưới di sản quốc tế, trong đó có "Các thành phố di sản thế giới". Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho địa phương, không chỉ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và các ngành dịch vụ.

Thành phố Huế sẽ trở thành một trung tâm phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, với cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại. Với quy mô diện tích và dân số lên đến hơn 1,2 triệu người, Huế sẽ có 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện, đồng thời có thể triển khai mô hình chính quyền đô thị, phù hợp với đặc điểm của đô thị loại I cấp quốc gia.

Ngoài các yếu tố văn hóa, việc thành lập thành phố trực thuộc trung ương còn tạo điều kiện thuận lợi cho Huế trong việc phát triển các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, khoa học công nghệ. Đây là cơ sở để Huế trở thành một trung tâm lớn về khoa học, công nghệ và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, với những cơ hội lớn, Huế cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Câu chuyện phát triển đô thị, bảo tồn di sản văn hóa và cải thiện chất lượng sống cho người dân sẽ cần được giải quyết một cách đồng bộ và khéo léo.

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình đô thị hóa sẽ là bài toán khó khăn đối với chính quyền thành phố mới. Ngoài ra, các vấn đề như giao thông, môi trường và nhà ở cũng cần phải được chú trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Ngày biến động khép lại: Colombia ‘xuống nước’ chỉ vài giờ sau khi ông Trump dọa áp thuế

Ngày biến động khép lại: Colombia ‘xuống nước’ chỉ vài giờ sau khi ông Trump dọa áp thuế

Tài chính quốc tế 29 ngày trước
(VNF) - Vài giờ sau khi đe dọa áp thuế trừng phạt, Nhà Trắng cho biết Colombia đã đồng ý tiếp nhận những người di cư bị trục xuất và dỡ bỏ đe dọa áp dụng mức thuế mới.
Cùng chuyên mục
'Chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng là lãng phí'

'Chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng là lãng phí'

25/02/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng gây ra sự lãng phí rất lớn.

Thủ tướng: 'Lãng phí gây suy giảm lòng tin của nhân dân'

Thủ tướng: 'Lãng phí gây suy giảm lòng tin của nhân dân'

25/02/25 11:26 (GMT+7)

(VNF) - Không chỉ gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, Thủ tướng cũng cho rằng lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của nhân dân.

Nghệ An có thêm hai Phó chủ tịch UBND tỉnh

Nghệ An có thêm hai Phó chủ tịch UBND tỉnh

25/02/25 10:13 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Hoàng Phú Hiền - giám đốc Sở Giao thông vận tải được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chốt mốc hoàn thành Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Chốt mốc hoàn thành Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

25/02/25 07:40 (GMT+7)

(VNF) - Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thành đưa 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động trước ngày 30/11/2025.

Tổng Bí thư yêu cầu: Lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' để phát triển nhà giá rẻ

Tổng Bí thư yêu cầu: Lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' để phát triển nhà giá rẻ

25/02/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn.

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinafood II

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinafood II

24/02/25 18:45 (GMT+7)

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 6 bị can tại Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood II) về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối sau hợp nhất

Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối sau hợp nhất

24/02/25 18:30 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ đã giảm 13 đầu mối so với ban đầu, từ 35 xuống còn 22 đơn vị. Báo Dân trí là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ này.

Áp lực tiêu 875.000 tỷ đồng: Bộ ngành sợ sai, giải ngân không dễ

Áp lực tiêu 875.000 tỷ đồng: Bộ ngành sợ sai, giải ngân không dễ

24/02/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Mục tiêu giải ngân đầu tư công 2025 không phải dễ dàng. Để giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch đề ra là nhiệm vụ rất nặng nề trong bối cảnh nhiều dự án vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản, nút thắt.

Đại lộ lễ hội Sun Urban City Hà Nam trong sự kiện Chào Xuân 2025

Đại lộ lễ hội Sun Urban City Hà Nam trong sự kiện Chào Xuân 2025

25/02/25 13:54 (GMT+7)

(VNF) - “Dệt sắc Tết – Gắn kết Hà Nam” như lời chào xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Sai phạm thu hồi đất Sân bay Long Thành: Bắt thêm 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất

Sai phạm thu hồi đất Sân bay Long Thành: Bắt thêm 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất

24/02/25 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Long Thành.

Thủ tướng: Triển khai ngay giai đoạn 2 sân bay Gia Bình khi đang 'sẵn nong sẵn né'

Thủ tướng: Triển khai ngay giai đoạn 2 sân bay Gia Bình khi đang 'sẵn nong sẵn né'

24/02/25 10:03 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải nghiên cứu triển khai ngay giai đoạn 2 trong lúc đang xây dựng giai đoạn 1 sân bay Gia Bình.

Số tỉnh thành của Việt Nam qua những lần chia tách, sáp nhập trong lịch sử

Số tỉnh thành của Việt Nam qua những lần chia tách, sáp nhập trong lịch sử

24/02/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) -Từ khi thống nhất năm 1975 đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều lần sắp xếp, chia tách và sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo từng giai đoạn lịch sử và mỗi lần sáp nhập hay chia tách đều mang theo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 2/2025?

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 2/2025?

24/02/25 12:49 (GMT+7)

(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 2/2025 đã được phát hành. Với 100 trang nội dung, Tạp chí là ấn phẩm thông tin hữu ích đối với giới doanh nhân, nhà quản lý, giới chuyên gia… trong sự nghiệp đầu tư, kinh doanh vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Nâng cao thu nhập người dân để 'đẩy' tăng trưởng trên 8%

Nâng cao thu nhập người dân để 'đẩy' tăng trưởng trên 8%

24/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia cho rằng, muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh, cần các gói kích thích tăng trưởng để kích cầu đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Theo đó, gói giải pháp này nên tập trung ưu tiên tăng thu nhập và tăng tích lũy cho người dân, để kích thích tiêu dùng trong dân cư.

Dự án cầu Tứ Liên 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất có diễn biến mới

Dự án cầu Tứ Liên 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất có diễn biến mới

23/02/25 14:16 (GMT+7)

(VNF) - Dự án cầu Tứ Liên do Tập đoàn Vingroup đề xuất đầu tư, với tổng chiều dài hơn 5km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20.171 tỷ đồng.

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng

23/02/25 13:35 (GMT+7)

(VNF) - Theo cáo trạng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hơn 1.000 tỷ đồng.

 Tăng trưởng 8%: ‘Mục tiêu khả thi nhưng phải đi kèm điều kiện'

Tăng trưởng 8%: ‘Mục tiêu khả thi nhưng phải đi kèm điều kiện'

23/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng trên 8% các chuyên gia cho rằng, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, sự khả thi này cũng đi kèm với các điều kiện.

Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TW Nguyễn Văn Quyết làm Bí thư Tỉnh ủy Long An

Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TW Nguyễn Văn Quyết làm Bí thư Tỉnh ủy Long An

22/02/25 19:03 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 22/2 tại Long An, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Nguyễn Văn Quyết tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2020 - 2025 và tham gia Đảng ủy Quân khu 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hải Phòng bổ nhiệm loạt giám đốc sở sau khi tinh gọn bộ máy

Hải Phòng bổ nhiệm loạt giám đốc sở sau khi tinh gọn bộ máy

22/02/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 21/2, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ ở các sở, ngành sau hợp nhất.

TP.HCM: Có Chủ tịch mới, đồng loạt bổ nhiệm 7 giám đốc sở

TP.HCM: Có Chủ tịch mới, đồng loạt bổ nhiệm 7 giám đốc sở

21/02/25 17:00 (GMT+7)

(VNF) - Tính đến ngày 21/2, TP. HCM đã kiện toàn bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. HCM sau khi sắp xếp, theo Nghị quyết của HĐND TP. HCM khóa X thông qua tại kỳ họp 21 (kỳ họp chuyên đề).

Hải Phòng góp 11.000 tỷ làm ‘siêu đường sắt’, Thủ tướng muốn tăng lên 15.000 tỷ

Hải Phòng góp 11.000 tỷ làm ‘siêu đường sắt’, Thủ tướng muốn tăng lên 15.000 tỷ

21/02/25 16:43 (GMT+7)

(VNF) - Hoan nghênh Hải Phòng góp gần 11.000 tỷ đồng cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Thủ tướng cho hay, nếu có thể phấn đấu tăng lên 15.000 tỷ đồng thì "tốt hơn nữa"

Thủ tướng: Khẩn trương khởi động điện hạt nhân, xây dựng cơ chế làm tàu điện ngầm

Thủ tướng: Khẩn trương khởi động điện hạt nhân, xây dựng cơ chế làm tàu điện ngầm

21/02/25 15:04 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khởi động các dự án lớn, trọng điểm như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng…, xây dựng cơ chế chính sách khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm (xây dựng tàu điện ngầm từ Cần Giờ về TP. HCM và giữa sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành).

Tập đoàn Hoa Sen bơm vốn 2.300 tỷ mở rộng nhà máy thép ở Bình Định

Tập đoàn Hoa Sen bơm vốn 2.300 tỷ mở rộng nhà máy thép ở Bình Định

21/02/25 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy thép Hoa Sen Nhơn Hội - Bình Định do Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nhơn Hội - Bình Định làm chủ đầu tư, có vốn 2.300 tỷ đồng.

Điều tra bổ sung vụ CEO Bất động sản Nhật Nam lừa đảo 9.100 tỷ

Điều tra bổ sung vụ CEO Bất động sản Nhật Nam lừa đảo 9.100 tỷ

20/02/25 16:45 (GMT+7)

(VNF) - Từ tháng 7/2019 - 6/2023, nữ CEO Vũ Thị Thúy bị cáo buộc lừa đảo 25.925 cá nhân, thu được tổng cộng hơn 9.113 tỷ đồng. Sau đó, Thúy chi hơn 4.297 tỷ để trả tiền gốc và lãi cho các nhà đầu tư.

Tin khác
Giám đốc Công an Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Giám đốc Công an Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

'Chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng là lãng phí'

'Chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng là lãng phí'

Thủ tướng: 'Lãng phí gây suy giảm lòng tin của nhân dân'

Thủ tướng: 'Lãng phí gây suy giảm lòng tin của nhân dân'

Nghệ An có thêm hai Phó chủ tịch UBND tỉnh

Nghệ An có thêm hai Phó chủ tịch UBND tỉnh

Chốt mốc hoàn thành Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Chốt mốc hoàn thành Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Tổng Bí thư yêu cầu: Lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' để phát triển nhà giá rẻ

Tổng Bí thư yêu cầu: Lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' để phát triển nhà giá rẻ

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinafood II

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinafood II

Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối sau hợp nhất

Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối sau hợp nhất

Áp lực tiêu 875.000 tỷ đồng: Bộ ngành sợ sai, giải ngân không dễ

Áp lực tiêu 875.000 tỷ đồng: Bộ ngành sợ sai, giải ngân không dễ

Đại lộ lễ hội Sun Urban City Hà Nam trong sự kiện Chào Xuân 2025

Đại lộ lễ hội Sun Urban City Hà Nam trong sự kiện Chào Xuân 2025

Sai phạm thu hồi đất Sân bay Long Thành: Bắt thêm 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất

Sai phạm thu hồi đất Sân bay Long Thành: Bắt thêm 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất

Thủ tướng: Triển khai ngay giai đoạn 2 sân bay Gia Bình khi đang 'sẵn nong sẵn né'

Thủ tướng: Triển khai ngay giai đoạn 2 sân bay Gia Bình khi đang 'sẵn nong sẵn né'

Số tỉnh thành của Việt Nam qua những lần chia tách, sáp nhập trong lịch sử

Số tỉnh thành của Việt Nam qua những lần chia tách, sáp nhập trong lịch sử

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 2/2025?

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 2/2025?

Nâng cao thu nhập người dân để 'đẩy' tăng trưởng trên 8%

Nâng cao thu nhập người dân để 'đẩy' tăng trưởng trên 8%

Dự án cầu Tứ Liên 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất có diễn biến mới

Dự án cầu Tứ Liên 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất có diễn biến mới

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng

 Tăng trưởng 8%: ‘Mục tiêu khả thi nhưng phải đi kèm điều kiện'

Tăng trưởng 8%: ‘Mục tiêu khả thi nhưng phải đi kèm điều kiện'

Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TW Nguyễn Văn Quyết làm Bí thư Tỉnh ủy Long An

Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TW Nguyễn Văn Quyết làm Bí thư Tỉnh ủy Long An

Hải Phòng bổ nhiệm loạt giám đốc sở sau khi tinh gọn bộ máy

Hải Phòng bổ nhiệm loạt giám đốc sở sau khi tinh gọn bộ máy

TP.HCM: Có Chủ tịch mới, đồng loạt bổ nhiệm 7 giám đốc sở

TP.HCM: Có Chủ tịch mới, đồng loạt bổ nhiệm 7 giám đốc sở

Hải Phòng góp 11.000 tỷ làm ‘siêu đường sắt’, Thủ tướng muốn tăng lên 15.000 tỷ

Hải Phòng góp 11.000 tỷ làm ‘siêu đường sắt’, Thủ tướng muốn tăng lên 15.000 tỷ

Thủ tướng: Khẩn trương khởi động điện hạt nhân, xây dựng cơ chế làm tàu điện ngầm

Thủ tướng: Khẩn trương khởi động điện hạt nhân, xây dựng cơ chế làm tàu điện ngầm

Tập đoàn Hoa Sen bơm vốn 2.300 tỷ mở rộng nhà máy thép ở Bình Định

Tập đoàn Hoa Sen bơm vốn 2.300 tỷ mở rộng nhà máy thép ở Bình Định

Điều tra bổ sung vụ CEO Bất động sản Nhật Nam lừa đảo 9.100 tỷ

Điều tra bổ sung vụ CEO Bất động sản Nhật Nam lừa đảo 9.100 tỷ

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.