'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Orban, Hungary “bất lực” khi chống lại các quyết định của EU về việc hạn chế nhập khẩu dầu khí của Nga.
“Brussels đã quyết định từ bỏ các nguồn năng lượng của Nga. Theo tôi, điều này trái với lợi ích của khối cũng như lợi ích của Hungary, nhưng chúng tôi không có đủ sức mạnh để chống lại điều này”, ông Orban cho hay.
Thủ tướng Hungary nói thêm rằng chính phủ Hungary chỉ có thể giảm bớt những hậu quả tiêu cực từ những quyết định này đối với Budapest.
Hungary, quốc gia phụ thuộc khoảng 85% vào khí đốt của Nga, đã nhiều lần chỉ trích EU về chính sách trừng phạt của nước này. Budapest đã phản đối mạnh mẽ những lời kêu gọi đưa ra các hạn chế đối với việc nhập khẩu khí đốt của Nga và cũng tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ biện pháp hạn chế nào đối với ngành năng lượng hạt nhân của Nga.
EU đã cấm nhập khẩu dầu đường biển của Nga kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ hồi tháng 2 năm ngoái và giảm đáng kể việc vận chuyển khí đốt qua đường ống từ Moscow. Khối cũng đã áp dụng giới hạn giá của phương Tây đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga là 60 USD/thùng.
Cho tới nay, chính quyền Hungary đã cố gắng được được miễn trừ trước các lệnh trừng phạt của khối đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga. Ông nhấn mạnh rằng Budapest ủng hộ một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột, nhưng lưu ý rằng họ muốn duy trì quan hệ kinh tế với Nga, đặc biệt là về năng lượng.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết Budapest sẽ phủ quyết mọi biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhắm vào năng lượng hạt nhân của Nga.
Ngoại trưởng Szijjarto cho biết ông đã bày tỏ quan điểm của mình về các kế hoạch của EU trong cuộc gặp với ông Aleksey Likhachev - người đứng đầu tập đoàn hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga.
"Cơ hội sử dụng năng lượng hạt nhân hợp tác với Rosatom phù hợp với lợi ích quốc gia của Hungary. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Paks-2 vẫn là một dự án quốc tế lớn và ngoài Rosatom, nó còn có sự tham gia của các công ty Mỹ, Đức và Pháp", ông Szijjarto nhấn mạnh.
Vào tháng 8, Rosatom đã ký thỏa thuận với Hungary để khởi công xây dựng hai lò phản ứng cho nhà máy điện hạt nhân Paks-2. Budapest trước đó đã nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với Hungary và các nước EU lân cận.
Năng lượng hạt nhân không nằm trong phạm vi trừng phạt của EU đối với Moscow và Hungary đã nhiều lần tuyên bố sẽ phản đối mọi nỗ lực áp đặt các hạn chế đối với lĩnh vực này. Trong khi đó, các quan chức Ukraine đã nhiều lần kêu gọi 27 quốc gia thuộc EU đưa Rosatom vào danh sách đen.
Paks là nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Hungary. Nhà máy được xây dựng bằng công nghệ của Liên Xô và sử dụng nhiên liệu hạt nhân của Nga, cung cấp một nửa tổng lượng điện được tạo ra và một phần ba lượng điện tiêu thụ ở Hungary. Hiện tại, bốn tổ máy điện với lò phản ứng VVER-440 đang hoạt động tại nhà máy được xây dựng cách Budapest khoảng 100km về phía nam bên bờ sông Danube. Cuối năm 2014, Nga và Hungary đã ký văn bản về việc xây dựng tổ máy mới số 5 và số 6 tại Nhà máy điện hạt nhân Paks với các lò phản ứng thuộc dự án VVER-1200 tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại nhất về độ tin cậy và an toàn. Có thông tin cho rằng Nga sẽ cấp cho Hungary khoản vay nhà nước lên tới 10 tỷ euro cho dự án Paks-2, với tổng chi phí xây dựng vượt quá 12,5 tỷ euro. Chính phủ Hungary kỳ vọng rằng sau khi đưa vào vận hành hai lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 mới, công suất của nhà máy sẽ tăng từ 2.000 MW hiện tại lên 4.400 MW. Đầu tháng 7, người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas cho biết, đợt đổ bê tông đầu tiên trên nền móng nhà máy điện hạt nhân Paks-2 dự kiến diễn ra vào mùa hè năm 2024. |
Xem thêm >> Châu Âu ‘chia rẽ’ vì động thái liên quan tới Trung Quốc
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.