Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Với số liệu trên, Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Mỹ trong năm nay, chỉ sau Canada, quốc gia đã xuất khẩu lượng phân bón trị giá 2,8 tỷ USD sang Mỹ trong 7 tháng. Kế tiếp là Saudi Arabia, Israel và Qatar là 3 quốc gia hàng đầu khác mà Mỹ nhập khẩu phân bón.
Trước đó, trong năm 2022, hãng tin Bloomberg đưa tin các quan chức Mỹ được cho là đã “âm thầm” khuyến khích các công ty nông nghiệp tăng cường nhập khẩu phân bón của Nga để giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung trong bối cảnh tình cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế sắp xảy ra.
Không chỉ Mỹ, Đức cũng tăng cường nhập khẩu phân bón Nga kể từ đầu năm tới nay. Sản lượng phân bón nội địa của Đức đang giảm dần trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao khiến chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ hơn. Điều này buộc Đức phải nhập khẩu phân bón để dáp ứng nhu cầu trong nước.
Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu đã tăng hơn 4 lần giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Nga trong giai đoạn từ tháng 7/2022 - 6/2023.
Hãng tin Berliner Zeitung của Đức mới đây trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho thấy lượng mua phân bón Nga của nông dân Đức đã tăng khoảng 334%, từ 38,5 nghìn tấn vào tháng 7/2022 lên 167 nghìn tấn tính đến tháng 6/2023.
Chỉ riêng nhập khẩu phân urê đã tăng 304% trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng của Nga trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của Đức đã tăng từ 5,6% lên gần 18%.
Nga là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga đạt khoảng 55 triệu tấn. Dù bị giáng loạt đòn trừng phạt lên nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu phân bón của Nga cho tới nay không phải là mục tiêu trực tiếp của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga sau xung đột Ukraina. Người đứng đầu Hiệp hội các nhà sản xuất phân bón Nga (RAPU) Andrey Guryev dự báo, đến cuối năm nay, xuất khẩu phân bón của Nga có thể đạt mức 38 triệu tấn như trước lệnh trừng phạt. |
Trong bài phát biểu ngày 21/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết dù phương Tây nỗ lực làm tê liệt tăng trưởng kinh tế của Nga nhưng nước này cho tới nay đã chống chọi lại được các lệnh trừng phạt, thậm chí đang ngày càng mạnh mẽ hơn.
Mỹ và các đồng minh lần đầu tiên đưa ra các biện pháp trừng phạt lên Nga từ năm 2014 để đáp trả các sự kiện ở Crimea. Bán đảo này trở thành một phần của Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý khi khu vực này từ chối ủng hộ cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ dân cử của Ukraine.
Các nước phương Tây tiếp tục áp đặt những hạn chế khắc nghiệt khác kể từ tháng 2/2022 sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
“Những gói trừng phạt, cả sau năm 2014 và hiện tại, áp đặt lên chúng tôi đã kích thích sự phát triển của nền kinh tế. Đúng là chúng có ảnh hưởng tiêu cực tới Nga trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nhiều cơ hội mới vẫn xuất hiện”, Tổng thống Putin nhấn mạnh trong cuộc họp chính phủ về dự thảo ngân sách liên bang giai đoạn 2024-2026.
Ông Putin cũng tiết lộ hồi đầu tuần rằng GDP của nước này đã hồi phục về mức trước khi bị áp dụng các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine. Đồng thời, ông nhấn mạnh điều quan trọng là phải tạo điều kiện để phát triển ổn định và lâu dài hơn nữa cho đất nước.
Hồi tháng 4, Tổng thống Putin cho hay, tăng trưởng GDP được dự báo là 1,2%, “nhưng trên thực tế, chúng ta đã vượt mục tiêu này và đến cuối năm, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2,5%, thậm chí 2,8%".
Theo dữ liệu có trong các hồ sơ liên quan đến dự thảo ngân sách liên bang, chính phủ Nga kỳ vọng nền kinh tế nước này trong giai đoạn 2024-2026 sẽ tăng trưởng với tốc độ khá cao, khoảng 2,2-2,3%/năm.
Hồ sơ này cũng nêu rõ rằng trong năm nay, Nga đã chuyển sang tăng trưởng kinh tế bền vững, trái ngược với kỳ vọng của một số chuyên gia phương Tây, những người đã dự đoán về một diễn biến tiêu cực với nền kinh tế Nga.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây đã cùng nâng dự báo về nền kinh tế Nga. Theo dữ liệu kinh tế được công bố vào năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội của Nga đạt 2,24 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới. Với cách tính theo sức mua tương đương, Nga đã nắm chắc vị trí nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.
Xem thêm >> 'Mỹ không để Trung Quốc hưởng lợi từ đạo luật chip dù chỉ 1 xu’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.