Hướng ra biển để làm giàu

Lê Tiên Long - 29/01/2025 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Lịch sử cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu chỉ khư khư “bế quan, tỏa cảng”, không mở cửa mà có thể phát triển. Nước Việt ta từ thuở mới dựng nước, đã biết cách hướng ra biển để làm giàu.

Dấu vết của những thuyền buôn chở đầy gốm sứ chìm dưới các sông, biển nước ta có niên đại lên đến gần 2000 năm là minh chứng rõ nét cho công cuộc giao thương của tổ tiên người Việt với thế giới. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh: Dù trống đồng Đông Sơn xuất hiện khắp các đảo vùng Đông Nam Á, nhưng di chỉ lò đúc trống đồng chỉ xuất hiện ở vùng Đông Sơn, Thanh Hóa, do đó, có khả năng người Việt cổ đã biết buôn bán trống đồng đi khắp khu vực. Trên những chiếc trống đồng đó, thường đúc nổi hình ảnh những con thuyền rất dài, nhiều mái chèo rẽ sóng ra khơi.

Nhiều câu chuyện cổ tích cũng liên quan đến vấn đề buôn bán với nước ngoài, như chuyện Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm. Tất nhiên, đa số câu chuyện được sáng tác sau này, khoảng từ thời Trần về sau, nhưng có lẽ, ý thức và kinh nghiệm về việc buôn bán ra bên ngoài đã có từ nghìn xưa.

Vậy nên, từ khi bắt đầu xây nền tự chủ, các triều đại quân chủ Việt Nam đã chú trọng vào công cuộc giao thương. Từ thời Đinh, Tiền Lê, sử sách đã ghi chép về việc buôn bán xuyên biên giới, nhưng chủ yếu là trên đường bộ.

Phải đến triều Lý, việc buôn bán mới được đưa vào quy củ. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Niên hiệu Đại Định năm thứ 10 (1149 – đời vua Lý Anh Tông), mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (đảo Java, Indonesia ngày nay), Lộ Lạc (có lẽ là vùng Lavo ở Lopburi, Thái Lan), Xiêm La (Thái Lan ngày nay) vào Hải Đông (Quảng Ninh ngày nay), xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương”. Một khu vực buôn bán ngoại thương chính thức được thành lập, đặt nền móng cho thương cảng sầm uất bậc nhất nước ta.

Nhưng trước đó, đã có những khởi đầu cho sự hình thành này. Đại Việt sử ký toàn thư cũng cho biết: "Trước đây, thời nhà Lý, thuyền buôn tới thì vào các cửa biển Tha, Viên ở châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Bắc Nghệ An hiện nay). Đến nay (đời Lý Anh Tông), đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn, thuyền buôn phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn…

Hoạt động buôn bán tại thương cảng cổ Vân Đồn. Ảnh: Tư liệu

Sau đó, Vân Đồn tiếp tục được nhà Trần đẩy mạnh phát triển, điển hình là việc giao cho Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư trấn giữ. Thời Trần đặt quan cai quản Vân Đồn gồm có quan Trấn (võ tướng nắm giữ), quan Lộ (văn quan nắm giữ) và quan Sát hải sứ (quan kiểm soát mặt biển), đặt ở đây một đội quân riêng gọi là quân Bình Hải, có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng biển Đông Bắc, kiểm soát an ninh hoạt động ngoại thương.

Sau đó, đến thời Lê trung hưng, phố Hiến (thành phố Hưng Yên ngày nay) nổi lên trở thành thương cảng và đô thị giao thương sầm uất nhất Đàng Ngoài, Vân Đồn vẫn được chú trọng làm địa bàn giao thương với nước ngoài nhưng dần mất đi vị thế vì những biến loạn trong nước. Thuyền buôn nước ngoài được phép từ cửa biển vào sâu trong Phố Hiến, Kẻ Chợ, lập cơ sở buôn bán, với những nhà buôn đến từ Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan... Giai đoạn này, dọc ven biển Việt Nam cũng đã hình thành lên nhiều thương cảng: Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định)… Sử sách Việt Nam và Chiêm Thành cũ cũng cho thấy, các thương cảng khu vực Nam Trung Bộ như Thi Nại, Nước Mặn, Đại Chiêm luôn tấp nập tàu bè buôn bán.

Cố giáo sư Trần Quốc Vượng từng nhận xét: "Người Chăm cổ có cái nhìn về biển đúng đắn, biết cấu trúc một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, tuy còn chất phác, thô sơ nhưng đã biết khai thác mọi tài nguyên trên nguồn rừng, dưới biển khơi... để xuất khẩu, có đội chiến thuyền và thương thuyền đủ lớn, đủ mạnh để ra khơi góp phần xây dựng Champa hưng thịnh một thời". Các dấu tích lịch sử cho thấy người Chiêm Thành là hậu duệ của cư dân Nam Đảo di cư sang, nên việc phát triển ngành đi biển cũng là ưu thế của dân tộc này.

Sự ra đời và phát triển của các thương cảng từ Bắc vào Nam đã thu hút các tàu buôn nước ngoài, và nhờ có giao lưu tiếp xúc, các sản phẩm thủ công của Việt Nam có cơ hội trong việc xuất khẩu. Nền kinh tế ngoại thương đã tạo ra một sự khởi sắc cho nghề gốm Việt Nam.

Ở Đàng Trong, khu thương cảng Hội An có giai đoạn phát triển rực rỡ. Sử triều Nguyễn, bộ Đại Nam thực lục (tiền biên) chép: “Buổi quốc sơ, vì xứ Thuận Hóa, Quảng Nam bờ biển kéo dài, người các nước đến buôn nhiều, nên đặt quan cai trị để đánh thuế”. Mức thuế cụ thể có thể thấy theo ghi chép của bộ sử này năm Ất Hợi (1755), dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát như sau: “Thể lệ thuế thuyền buôn như sau: Thuyền Thượng Hải mới đến nộp 3.000 quan, khi về nộp 300 quan; thuyền Quảng Đông mới đến nộp 3.000 quan, khi về 300 quan; thuyền Phúc Kiến mới đến nộp 2.000 quan, khi về 200 quan; thuyền Hải Đông mới đến 500 quan, khi về 50 quan; thuyền Tây Dương (tức các nước châu Âu) mới đến 8.000 quan, khi về 800 quan; thuyền Ma Cao, Nhật Bản mới đến 4.000 quan, khi về 400 quan; thuyền Xiêm La, Lữ Tống (tức đảo Luzong, Philippines ngày nay) mới đến 2.000 quan, khi về 200 quan. Thuyền không có hàng hóa thì không vào cửa biển. Đại ước hằng năm số tiền thu thuế ít là không dưới một vạn quan, nhiều là hơn ba vạn quan, chia làm 10 phần, lấy 6 phần nộp kho, còn 4 phần cấp phát cho quan lại và quân nhân”.

Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn cũng đánh giá: “Phủ Thuận Hóa, tiếp giáp với Quảng Nam, vừa đường thủy vừa đường bộ. Về đường bộ thì cách Mân (Phúc Kiến, Quảng (Quảng Đông) độ 3, 4 ngày đường. Cho nên thuyền buôn từ trước tới nay vẫn đến rất nhiều… Khi họ Nguyễn giữ đất này thu được thuế tàu và thuyền rất nhiều. Khi có tàu đến xứ Quảng Nam vào phố Hội An bởi cửa Đại Chiêm (tức cửa Châm) và vào vịnh Lầm bởi cửa Đà Nẵng (tức cửa Hàn) thì những người buôn ấy phải nộp các thứ thổ vật và thuế đến thuế đi theo như thể lệ đã định. Cứ mỗi năm cộng tính được tiền thuế là bao nhiêu phải nộp vào kho 6 phần, còn 4 phần chia cho quan, lại, quân, dân”.

Lê Quý Đôn ghi chú: “Tàu Thượng Hải là tàu tỉnh Chiết Giang, có khi chính trong triều đình Trung Quốc sai quan đị mua sàn vật. Tàu Hải Nam là tầu Quỳnh Châu, tàu Ma Cao là tàu nước Hòa Lan (Hà Lan)”.

Phủ biên tạp lục cũng cho biết, các chúa Nguyễn chú trọng công tác ngoại thương qua việc chọn binh lính biết tiếng ngoại quốc ở Hội An để cử ra coi giữ Cù lao Chàm và cửa Đà Nẵng, nhằm tiện giao dịch với thuyền buôn nước ngoài, hướng dẫn họ thủ tục buôn bán. Danh sách hàng hóa của từng thuyền phải được trình lên chúa, chúa muốn mua món gì vào kho thì thuyền trưởng phải ưu tiên bán cho, những thứ không mua thì cho phép bán ra ngoài.

Dần dần trong thời Nguyễn, Đà Nẵng thay thế Hội An trở thành nơi giao thương chính của đất nước. Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán”. Các thương nhân Nhật Bản hoặc Trung Hoa đều phải lựa chọn lối vào là cửa Đà Nẵng thay vì cửa Hội An, vì ưu thế vượt trội của vịnh Đà Nẵng là nước sâu và có độ an toàn cao. Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung.

Bến cảng sông Hàn xưa. Ảnh: Tư liệu

Suốt thời các vua Nguyễn, việc giao thương với nước ngoài vẫn được tiến hành đều đặn, triều đình đặt Nha Thương Bạc để phụ trách việc này. Đến thời vua Tự Đức, triều đình cần mua hàng hóa gì, vẫn nhờ tàu buôn nước ngoài đi sang phương Tây mua hộ. Triều đình cũng cử tàu buôn trực tiếp đi Hương Cảng, Giang Lưu Ba (Singapore) để buôn bán. Việc này chỉ bị đình trệ khi các vua Nguyễn lo ngại về an ninh quốc gia khi sợ rằng tàu buôn nước ngoài đưa các giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo, gây mầm mống phản loạn, nhất là từ giữa thế kỷ XIX, khi các thế lực nước ngoài lăm le xâm lược bờ cõi và tàu chiến của liên quân Pháp – Tây Ban Nha bắt đầu thường xuyên xuất hiện trước các cửa biển. Đỉnh điểm là cuộc chiến tại Đà Nẵng năm 1858 khiến ngoại thương bị đứt đoạn. Không chỉ cấm tàu buôn nước ngoài, mà từ năm Tự Đức thứ 19 (1866), triều Nguyễn còn cấm cả thuyền buôn trong nước đi ngoại quốc.

Sau khi thực dân Pháp chiếm được lục tỉnh Nam kỳ, vua Tự Đức đã có những động thái thay đổi chính sách bế quan tỏa cảng, như đặt Bình Chuẩn Ty để coi việc buôn bán, và nâng cấp Viện Thương Bạc để coi việc giao thiệp với người nước ngoài. Tuy nhiên, lúc này cơ hội giao thương đã không còn thuận lợi nữa. Với sức ép quân sự, người Pháp khi ép triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Tuất (1874), đã đòi quyền tự do buôn bán tại các cảng biển. Từ đó, ngoại thương Việt Nam lại tiếp tục phát triển, nhưng từ đó chỉ đem về lợi ích thực dân Pháp mà thôi.

Về những lợi ích của việc giao thương đường biển thời kỳ tự chủ, có thể xem nhận xét của Lê Quý Đôn về thời thịnh vượng của ngoại thương xứ Đàng Trong trước khi quân Trịnh tiến vào chiếm Phú Xuân như sau: “Thuyền buôn nước ngoài đến xứ Sơn Nam khi về chỉ mua được một thứ Vu dự cương (củ nâu), ở Thuận Hóa khi về chỉ mua được một thứ hồ tiêu. Còn như xứ Quảng Nam thì không thiếu một thứ gì, không nơi nào có nhiều sản vật như ở Quảng Nam. Các sản vật ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quy Nhân (Quy Nhơn ngày nay), Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi ngày nay), Bình Khang (Khánh Hòa) và dinh Nha Trang đều đem đến phố Hội An bằng đường bộ và bằng đường bể. Cho nên các nguời lái buôn ở Trung Quốc đều đến rất nhiều để mua đem về nước. Hóa sản rất nhiều, đến hàng trăm chiếc tàu to vận tải cũng không hết”.

Và trong khi tàu buôn nước ngoài đem đến nước ta đủ thứ hàng hóa, thì nước ta cũng có cơ hội xuất khẩu hàng loạt sản vật địa phương, được kể đến như “hồ tiêu, cau, thảo đậu khấu, tô mộc, sa nhân, yến sào, gân hươu, vây cá, tôm khô, đường phèn… lại còn có nhiều vị thuốc như hoạt thạch, phấn và các vị thuốc thổ sản không kể siết được”. Do đó, khi Lê Quý Đôn hỏi thương nhân Trung Quốc rằng mang hàng sang bán có bị đình trệ không, được trả lời rằng: “hàng bán rất chạy, không đinh trệ bao giờ”.

Tác giả Phủ biên tạp lục kết luận: “Nhờ có sự buôn bán trao đổi, cho nên cả hai bên đều được tiện lợi”.

Chợ Việt xưa và nay: Vân Đồn, từ thương cảng cổ đến cực phát triển mới

Chợ Việt xưa và nay: Vân Đồn, từ thương cảng cổ đến cực phát triển mới

Bất động sản 3 năm trước
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai các thủ tục cần thiết để đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn. Nhưng Vân Đồn không chỉ là di tích, Vân Đồn còn là một cực phát triển rất quan trọng trên dải đất Đông Bắc của nước Việt...
Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

14/02/25 19:31 (GMT+7)

(VNF) - Với nhiều giải pháp được Chính phủ đề ra, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tin tưởng mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đạt 8% mà có thể vượt xa hơn nữa.

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

14/02/25 19:19 (GMT+7)

(VNF) - Lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao, Thủ tướng cho rằng phải tăng trưởng tín dụng cao, kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý, trong đó có đề nghị “có thể phải hy sinh một phần lạm phát”

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

14/02/25 16:55 (GMT+7)

(VNF) - Chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho rằng nếu Việt Nam không bị dính thương chiến và có thể tiết kiệm chi, mục tiêu tăng trưởng 8% mới có thể đạt được.

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

14/02/25 14:45 (GMT+7)

(VNF) - Đại biểu Trần Văn Khải đề xuất bổ sung nguyên tắc phân quyền có điều kiện cho các địa phương - chỉ phân quyền cho tỉnh thành có đủ năng lực tài chính, nhân lực quản trị.

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

14/02/25 13:46 (GMT+7)

(VNF) - Trước lo ngại về sự thay đổi trong chính sách thuế của Mỹ, Đại sứ Mỹ ông Marc E. Knapper khẳng định, việc áp thuế trong thời gian qua không nhắm tới Việt Nam. Hoa Kỳ muốn duy trì mối quan hệ song phương, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

14/02/25 12:03 (GMT+7)

(VNF) - Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) nêu thực trạng có nhiều trường hợp bộ trưởng bị phê bình vì không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng.

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

14/02/25 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, hình thức chỉ định thầu hợp đồng "chìa khóa trao tay" khi làm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có thể phát sinh lợi ích nhóm nên cần quy trình giám sát chặt chẽ.

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

14/02/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Đây là đường dây lừa đảo dưới hình thức đầu tư tiền điện tử Bitcoin (BTC) trên ứng dụng UNISAT và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok, hoạt động tinh vi, xuyên quốc gia, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhiều nạn nhân.

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

14/02/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 14/2, Bộ trưởng Công Thương thừa ủy quyền Thủ tướng trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

13/02/25 19:17 (GMT+7)

(VNF) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định quá trình sắp xếp cơ cấu lại bộ máy nhà nước không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

13/02/25 17:21 (GMT+7)

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Hồng Tiến, Nguyễn Đức Khoa, Võ Thị Cẩm Vân (cùng ở TP. HCM) và 42 bị can khác về tội cưỡng đoạt tài sản.

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

13/02/25 17:19 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ đề xuất Hà Nội và TP. HCM được chỉ định gói thầu tư vấn, phi tư vấn, xây lắp tại dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị.

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

13/02/25 16:12 (GMT+7)

(VNF) - Chiều 13/2, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

13/02/25 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đề nghị nghiên cứu tổng thể, toàn diện về mô hình chính quyền hiện nay để làm rõ có mấy cấp, có bỏ cấp huyện hay không.

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

13/02/25 14:32 (GMT+7)

(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, không thể nói tăng trưởng thế này, mấy con số mà đời sống Nhân dân không đáp ứng được.

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

13/02/25 12:19 (GMT+7)

(VNF) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương việc chấm dứt hoạt động của công an huyện thì sẽ phải tổ chức lại hoạt động của cơ quan như Viện Kiểm sát và tòa án.

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

13/02/25 10:20 (GMT+7)

(VNF) -Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, trong đó nhấn mạnh chính sách phân quyền, phân cấp để địa phương tự chịu trách nhiệm.

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

12/02/25 16:43 (GMT+7)

(VNF) - Dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành, gồm HĐND và UBND.

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

12/02/25 16:15 (GMT+7)

(VNF) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên có 118 người xin nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc. Dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ cho những cán bộ này hơn 148 tỷ đồng.

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

12/02/25 15:21 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn câu chuyện thực tế như việc điều tiết, phá đập cứu dân trong đợt bão Yagi vừa rồi.

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

12/02/25 11:51 (GMT+7)

(VNF) - Thường vụ Quốc hội đề xuất được tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với các trường hợp bị xem xét vi phạm và có cơ sở xử lý từ cảnh cáo trở lên.

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

10/02/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Kết thúc năm 2024, kinh tế nước ta tăng trưởng 7,09%. Đây là mức tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề cho năm 2025, kinh tế đạt tăng trưởng từ 8% trở lên và đạt 2 con số trong những năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu kỳ vọng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, trong đó, việc đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là hạ tầng giao thông được xem là khâu đột phá.

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

12/02/25 08:41 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 12/2, Quốc hội khoá XV đã khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9. Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

12/02/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia từ HSBC đánh giá, mặc dù năm 2025 khởi đầu không quá tệ, rủi ro thuế quan vẫn phủ một bóng mây lên triển vọng thương mại. Việt Nam là quốc gia đối diện với rủi ro thuế quan cao nhất trong ASEAN do có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Tin khác
Thủ tướng: Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ

Thủ tướng: Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng để tạo đột phá về KHCN thì quá trình thực hiện phải chấp nhận rủi ro, thất bại, thậm chí phải trả giá, coi đó là học phí.

Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.