Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn hiện thực hoá ‘giấc mơ’ Tập đoàn kinh tế biển
Đinh Tịnh -
19/02/2021 08:38 (GMT+7)
(VNF) - Sau 31 năm xây dựng và phát triển, từ cảng quân sự cũ nát được vốn hóa 14,7 tỷ đồng, đến nay Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã có tổng tài sản lên tới 25.000 tỷ đồng với 16 cảng biển, 6 ICD (cảng cạn) và các điểm kết nối logistics trên khắp cả nước. Trong tương lai không xa, Tổng công ty đang hướng tới mục tiêu Tập đoàn kinh tế biển.
Tân Cảng Cát Lái và hệ thống cẩu bờ hiện đại nhất Việt Nam
Đột phá từ mô hình quân cảng, kết hợp làm kinh tế
Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết: Trước năm 1975, Tân cảng là cảng quân sự do Mỹ - Ngụy xây dựng với cầu cảng, kho bãi đơn sơ dã chiến.
Sau ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, ngày 15/3/1989, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Quân cảng Sài Gòn thuộc Quân chủng Hải quân với nhiệm vụ là cảng quân sự, kết hợp làm kinh tế.
Đây là bước chuyển mình quan trọng giúp Tân Cảng Sài Gòn tiếp quản và tổ chức những chuyến tàu hàng rời đầu tiên.
Sau 3 năm chuyển đổi mô hình, Tân Cảng Sài Gòn tiếp tục có bước ngoặt quan trọng khác khi quyết định đầu tư nâng cấp hạ tầng, mua thiết bị chuyên dụng, chuyển khai thác tàu hàng rời sang khai thác tàu container. Việc trở thành cảng container tầm vóc quốc tế là cột mốc quan trọng trong việc phát triển một Tân Cảng lớn mạnh như ngày hôm nay.
Đến năm 2006, đơn vị bắt chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đồng thời, hiện đại hóa cở hạ tầng, trang thiết bị đi đôi với công nghệ quản lý tiên tiến; mở rộng địa bàn hoạt động trên cả nước và vươn ra thị trường quốc tế.
Sau 31 năm xây dựng, phát triển, từ một cảng quân sự cũ nát vốn hóa 14,7 tỷ đồng, đến nay Tân cảng Sài Gòn đã mở rộng với hệ thống 16 cảng biển, 6 ICD (cảng cạn) cùng các cơ sở kho bãi và các điểm kết nối logistics hoạt động trên khắp các địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, tổng tài sản trên 25.000 tỷ đồng (giá trị vốn hóa trên thị trường trên 40.000 tỷ), duy trì mức tăng trưởng bình quân 20%/năm.
Tân Cảng Sài Gòn chiếm 62 % thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu cả nước
Theo số liệu mới nhất năm 2020, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua các cơ sở cảng của Tân Cảng Sài Gòn chiếm tới 62 % thị phần cả nước, (chiếm trên 92 % khu vực Tp Hồ Chí Minh; trên 72 % khu vực Cái Mép - Thị Vải).
Hiện Tân Cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng số 1 của Việt Nam, xếp trong nhóm 19 cụm cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất Thế giới, TOP 10 doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.
Lãnh đạo Tân Cảng Sài Gòn cho biết: Trong 16 cảng biển đang được Tổng Công ty khai thác cảng có nhiều cụm cảng chủ lực ví dụ như:
Tại khu vực phía Nam phải kể đến cụm cảng nước sâu Bà Rịa - Vũng Tàu đủ sức đón các tàu mẹ như: cảng công ten nơ Tân cảng - Cái Mép; cảng quốc tế Tân cảng - Cái Mép, cảng Tân cảng - Cái Mép Thị Vải có thể tiếp nhận các tàu trọng tải đến 200 nghìn tấn, đi thẳng Châu Mỹ và Châu Âu.
Hoặc như cụm cảng tuyến nội Á ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh là Cảng Tân cảng - Cát Lái (cảng hiệu quả và hiện đại nhất Việt Nam), tiếp nhận tàu 4,5 vạn tấn. Cảng Tân cảng - Hiệp Phước đón tàu 7 vạn tấn.
Ảnh: Tân Cảng Cái Mép đủ sức đón tàu mẹ 200.000 tấn, vừa vinh dự nhận giải thưởng "Cảng xanh"
Tại miền Bắc, Tân Cảng cũng đã xây dựng cảng Tân cảng - 128; cảng Tân cảng -189 và cảng container quốc tế Tân cảng - Hải Phòng - đây đều là các cảng nước sâu trung chuyển quốc tế đầu tiên tại khu vực miền Bắc.
Ngoài ra, Tân Cảng còn có hệ thống các cảng khu vực Tây Nam Bộ gồm: cảng Tân cảng - Sa Đéc; cảng Tân cảng - Cao Lãnh; cảng Tân cảng - Thốt Nốt; cảng Tân cảng - Cái Cui; cảng Tân cảng - Hòn Chông.
Tại miền Trung có Cảng quốc tế Cam Ranh; cảng Tân cảng - Miền Trung tại Quy Nhơn.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, Tân Cảng cũng phát triển đội tàu vận tải biển với tổng sức chở trên 3.200 teu, giữ 20% thị phần vận tải container Bắc-Nam. Đồng thời, phát huy hiệu quả các dịch vụ kinh tế biển, đảo như dịch vụ dầu khí, nhà dàn DK, cung ứng hậu cần, khai thác, nuôi trồng hải sản và các hoạt động công ích trên vùng biển Trường Sa, thềm lục địa phía Nam.
Với dịch vụ logistics, Tân Cảng đang quản lý chuỗi cung ứng thông qua hệ thống ICD Tân cảng -Long Bình, ICD - Nhơn Trạch tại Đồng Nai; ICD Sóng Thần tại Bình Dương; ICD Tân cảng Hải Phòng; ICD Tân cảng Hà Nam, ICD Quế Võ Bắc Ninh.
Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (SNP Logistics) vừa tham gia đấu thầu và trúng thầu triển khai dịch vụ Logistics cho dự án Điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, lớn thứ hai thế giới
Năm 2020 tăng trưởng 8% so với năm 2019
Trao đổi với VietnamFinance, Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết: Năm 2020 là một năm đầy “sóng gió” do dịch Covid - 19 lan rộng toàn cầu, tuy nhiên, với Tân Cảng Sài Gòn - đơn vị khai thác cảng container, cung cấp dịch vụ logistics lớn nhất Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, Tân Cảng Sài Gòn cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự và đối ngoại quốc phòng
Cụ thể, Tổng công ty đã phép tiếp nhận nhiều tàu có trọng tải lớn vào các cảng, góp phần nâng cao năng lực khai thác cảng ở các khu vực (như: cảng Tân Cảng Cát Lái đón tàu 45.000DWT; Cảng nước sâu TCIT, TCTT đón tàu 160.000 DWT; cảng nước sâu HICT đón tàu 133.000 DWT).
Đồng thời, Tổng Công ty cũng triển khai thành công chiến lược trụ cột logistics nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn; phối hợp chặt chẽ giữa vận tải biển với các cơ sở dịch vụ của Tổng công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh, với phương châm “Mở rộng hợp tác, tăng tốc đầu tư, nâng sức cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả”.
TCT Tân Cảng Sài Gòn thúc đẩy giải pháp kết nối kết nối hàng hóa ICD Tân Cảng Long Bình - Khu vực Cái Mép
Bên cạnh đó, đơn vị vẫn duy trì hiệu quả các hoạt động âu tàu, làng chài và nuôi trồng thủy hải sản. Công tác quản lý, đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản và trang thiết bị đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, do vậy đã đảm bảo ổn định đơn vị, giữ vững chất lượng dịch vụ, sản xuất thông suốt, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao cả về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.
“Nhờ đó, trong năm 2020, sản lượng thông qua toàn hệ thống cảng đạt 9,5 triệu Teu tăng 8% so với năm 2019, Tổng công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trước 10 ngày”, ông Nguyễn Năng Toàn cho biết.
Hướng tới “giấc mơ” Tập đoàn kinh tế biển
Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, năm 2020, Tân Cảng cũng đẩy mạnh các nhiệm vụ quốc phòng, cứu hộ, cứu nạn trên hướng biển, ví dụ như đã cứu hộ, chữa cháy cứu nạn 7 lượt tàu cá, 78 lượt ngư dân gặp nạn trên biển; cấp cứu và khám bệnh cho 62 ngư dân tại Bệnh xá các đảo, cung ứng 35.366 lít nhiên liệu, cấp 168.700 lít nước ngọt miễn phí, sửa chữa miễn phí cho 21 tàu cá; hướng dẫn, hỗ trợ 214 lượt tàu cá, 4 tàu quân sự vào các Âu Tàu tránh bão.
Ngoài ra, đơn vị cũng hỗ trợ nhân dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, trọng tâm là tỉnh Bến Tre; Triển khai các nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng tại cảng quốc tế Cam Ranh, đảm bảo an ninh cảng biển, an toàn đơn vị và các địa bàn đóng quân.
Trong năm 2020, Tân Cảng cũng đẩy mạnh công tá xã hội chăm lo cho người nghèo trên cả nước với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng, trong đó có nhiều hoạt động nổi bật như: phụng dưỡng 309 mẹ Việt Nam anh hùng (hiện nay 166 mẹ còn sống), thân nhân liệt sĩ tại 18 tỉnh, thành; xây dựng 40 “Nhà đồng đội”, “Nhà tình nghĩa” tuyên truyền, hướng dẫn tàu cá không vi phạm hành lang an toàn dầu khí trên biển và Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ (2.205 lượt tàu cá); giúp dân Đồng bằng Sông Cửu Long khắc phục hạn hán, ngập mặn (cấp 1,8 triệu lít nước và tặng 2 tỷ đồng quà vật chất cho gia đình chính sách); đóng góp “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ Tình thương” 13 địa phương; hỗ trợ kinh phí các chương trình trao học bổng, “Phẫu thuật tim miễn phí cho bệnh nhân nghèo”, xây dựng nông thôn mới …
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cảng quốc tế Cam Ranh thuộc hệ thống cảng biển của Tân Cảng Sài Gòn
Ghi nhận sự phát triển bền vững của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Một số doanh nghiệp quân đội đã đổi mới, vươn lên, khẳng định được uy tín, thương hiệu trong nước và quốc tế, điển hình như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn”.
Lãnh đạo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết: “Năm 2020 là lần thứ 6 liên tiếp Tân Cảng đạt thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực cảng biển và dịch vụ logistics; top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam. Qua đó, khẳng định quan điểm của Đảng về kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng - an ninh đang đi đúng hướng, phấn đấu xây dựng Tổng công ty trở thành Tập đoàn kinh tế biển theo định hướng của Quân chủng và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đồng thời, phát huy bản sắc văn hóa doanh nghiệp quân đội, tích cực tham gia các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng và công tác an sinh xã hội”.
(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức công bố trúng thầu và khởi công gói thầu HCMVNU-CW-01 - Xây dựng các khối nhà YB1, YB2, YB3 và hạ tầng cảnh quan - thuộc Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia TP. HCM (VUDP-HCM), có giá trị gần 500 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) làm chủ đầu tư.
(VNF) - Loạt dự án dính “đại án” ở Đà Nẵng được Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ hoàn thành việc rà soát hồ sơ pháp lý trong tháng 4/2025.
(VNF) - Thị trường đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam có những diễn biến tích cực khi thị trường chung đang ấm dần lên cùng với những thông tin về việc sáp nhập, đặc biệt là khu vực vùng ven.
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Bách Đạt An tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đưa vào sử dụng đảm bảo tiến độ đến tháng 12/2025.
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(VNF) - Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn địa ốc Kim Oanh vừa có đề xuất đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này.
(VNF) - Ngày 5/12/2024, dự án nhà ở xã hội N01 Hạ Đình chính thức được khởi công, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân Thủ đô. Dự án được kỳ vọng mang đến những căn hộ chất lượng với mức giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu an cư của nhiều người dân có thu nhập thấp và trung bình.
(VNF) - UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị Hồng Tiến (khu nhà ở đường 47m) với tổng vốn đầu tư lên đến 1.660 tỷ đồng theo phương thức đấu thầu.
(VNF) - Sở Xây dựng Hà Nội mới đây đã kiến nghị Công an thành phố xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách nhà ở xã hội để thu tiền hoặc đặt cọc trái quy định.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký kết khoản vay liên kết bền vững (SLL) trị giá 150 triệu USD với Công ty Cổ phần Vinschool (công ty con của Tập đoàn Vingroup).
(VNF) - Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản miền Bắc ghi nhận sự dịch chuyển đáng chú ý của dòng tiền đầu tư, từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận.
(VNF) - Được ví như trái tim của Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, tòa tháp The Harmony mô phỏng kiến trúc kiệt tác du thuyền Harmony of the Seas. Đây không chỉ là sự hòa hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên mà còn là không gian mang đậm chất sống toàn cầu, là nơi sống, làm việc và nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho giới trẻ.
(VNF) - Một loạt băng rôn đòi quyền lợi được cư dân căng trên hàng rào các căn biệt thự tại Khu đô thị Starlake, nơi được xem là một trong những dự án cao cấp và đắt đỏ nhất dành cho giới nhà giàu Hà Nội.
(VNF) - Dự án Khu nghỉ dưỡng Quang Phú Luxury tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới được chấp thuận đầu tư nhằm xây dựng khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
(VNF) - TP.HCM dự kiến đấu giá hàng chục lô đất, phát triển hàng loạt khu đô thị TOD dọc các tuyến metro. Nếu thuận lợi, việc đấu giá sẽ mang về nguồn thu hàng trăm nghìn tỷ đồng
(VNF) - Giá đất tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dự án Vinhomes Wonder City cùng tiến độ của tuyến đường đang được xây dựng. Giá đất “nhảy múa” khiến một số chủ đất tại Đan Phượng hưởng lợi lớn.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.
(VNF) - Diện tích căn hộ tại dự án NƠXH Thăng Long Green City dao động từ 49,56 m2 đến 58,9m2, mức giá bán là 18,4 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT 5% và phí bảo trì 2%).
(VNF) - Theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất và danh mục các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 của TP.HCM, trong quý III/2025, TP. HCM sẽ tổ chức đấu giá 7 khu đất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) do Tổng Công ty 319 (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 630 tỷ đồng.
(VNF) - Quy hoạch TP.Thủ Đức đến năm 2040, là trung tâm phía Đông về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo. Định hướng chiến lược sẽ giúp nâng tầm diện mạo đô thị mà còn mở ra cơ hội cho BĐS khi hạ tầng được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức công bố trúng thầu và khởi công gói thầu HCMVNU-CW-01 - Xây dựng các khối nhà YB1, YB2, YB3 và hạ tầng cảnh quan - thuộc Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia TP. HCM (VUDP-HCM), có giá trị gần 500 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) làm chủ đầu tư.