Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập do mưa lũ
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.
Coolmate, thương hiệu quần áo và thời trang trên thị trường trực tuyến Việt Nam huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B do quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt, với sự tham gia của Kairous Capital.
Theo đại diện Coolmate, khoản đầu tư sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế, đổi mới sản phẩm, và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh trên khắp Đông Nam Á trong 2 năm tới của thương hiệu này.
Coolmate là thương hiệu của Công ty TNHH Fastech Asia, được biết đến là một startup thời trang chuyên bán hàng qua kênh thương mại điện tử.
Xuất hiện từ năm 2019, tuy nhiên phải đến năm 2021, Coolmate mới được nhiều người chú ý khi được "shark Bình" chốt deal và đặt cọc ngay trên sóng chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ mùa 4 hồi giữa năm 2021.
Năm 2022, startup này đã đạt doanh thu gần 290 tỷ đồng với 530.000 khách hàng và hơn 1 triệu đơn hàng được giao thành công. Riêng website đạt mức 1,5 triệu lượt truy cập một tháng. Trong giai đoạn dịch Covid-19, Coolmate vẫn tăng trưởng doanh số: Đạt mức 39 tỷ đồng năm 2020; 137 tỷ đồng năm 2021.
Theo "Báo cáo Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024" do Metric công bố mới đây, Coolmate giữ vững vị trí top 1 ở cả bảng xếp hạng thương hiệu và bảng xếp hạng gian hàng ngành thời trang nam.
Theo tổng hợp số liệu thống kê trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo, Coolmate đạt doanh số 98,9 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024. Đáng chú ý, mức doanh số của Coolmate cao hơn gấp đôi so với thương hiệu đứng thứ hai là Avocado, bỏ xa phần còn lại của bảng xếp hạng.
Tính đến tháng 3/2024, Coolmate đã đạt tổng cộng khoảng 1,1 triệu đơn hàng, trong đó sản phẩm chủ đạo là quần lót bán được 3 triệu chiếc trên tổng số 4 triệu sản phẩm bán ra.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Fastech Asia tiền thân là Công ty cổ phần Fastech Asia được thành lập vào tháng 2/2019, trụ sở hiện đóng tại tầng 3, tòa nhà BMM, Km2, đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Ban đầu, Công ty cổ phần Fastech Asia đăng ký vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm 6 thành viên. Trong đó, Công ty cổ phần Ô Màu Xanh góp 100 triệu đồng, sở hữu 5% cổ phần; Nguyễn Hoài Xuân Lan, Nguyễn Xuân Hùng mỗi người góp 200 triệu đồng, tương ứng sở hữu 10% cổ phần/người; Nguyễn Văn Hiệp góp 300 triệu đồng, sở hữu 15% cổ phần; Nguyễn Xuân Đông góp 400 triệu, sở hữu 20% cổ phần và Phạm Chí Nhu góp 800 triệu, sở hữu 40% cổ phần còn lại.
Tháng 4/2021, Fastech Asia chính thức chuyển đổi từ mô hình công ty cổ phần thành công ty TNHH. Đến tháng 9/2021, Công ty TNHH Fastech Asia tiến hành nâng vốn điều lệ từ mức 2 tỷ đồng lên thành 10 tỷ đồng; rồi tiếp tục nâng lên thành 20 tỷ đồng vào tháng 7/2022. Đến tháng 10/2022, vốn điều lệ của doanh nghiệp này cán mốc 70 tỷ đồng.
Trong lần điều chỉnh mới nhất vào tháng 1/2023, vốn điều lệ của Công ty TNHH Fastech Asia đạt hơn 123 tỷ đồng. Đáng chú ý, 100% vốn của doanh nghiệp là vốn nước ngoài.
Sở hữu đến phần lớn cổ phần tại Công ty TNHH Fastech Asia, ông Phạm Chí Nhu (sinh năm 1991, trú tại phường La Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) đang đảm nhận vai trò giám đốc và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp này.
Cũng có tên trong danh sách cổ đông của Công ty TNHH Fastech Asia là Công ty cổ phần Ô Màu Xanh. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 10/2017 và thuộc sở hữu của ông Phạm Chí Nhu.
Từ mức vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 100 triệu đồng, Công ty cổ phần Ô Màu Xanh tiến hành nâng vốn lên thành 1 tỷ đồng vào tháng 9/2018. Lúc này, cổ đông của doanh nghiệp gồm: Nguyễn Hoài Xuân Lan góp 50 triệu đồng, sở hữu 5% cổ phần; Nguyễn Xuân Đông góp 300 triệu đồng, sở hữu 30% cổ phần và Phạm Chí Nhu góp 650 triệu, sở hữu 65% cổ phần còn lại.
Tại Công ty cổ phần Ô Màu Xanh, ông Phạm Chí Nhu cũng đảm nhận vai trò giám đốc và là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.