Iran: Mỹ đã tiêu tốn 7.000 tỷ USD tại Syria mà chẳng có tác dụng gì
Minh Đăng -
30/12/2018 10:30 (GMT+7)
(VNF) - Chuẩn tướng Hossein Salami, Phó chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cho rằng “Mỹ đã tiêu tốn tới 7.000 tỷ USD vào Syria và đã phải rời đi mà không đạt được bất cứ thành tựu nào”.
Phát biểu bên lề hội nghị "40 năm âm mưu và 40 năm kháng chiến" diễn ra ở Tehran ngày 29/12, ông Salami nhận định việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút quân khỏi Syria là dấu hiệu cho thấy sự thất bại của Washington trong khu vực.
“Quyết định của Mỹ là sự rút lui tất yếu, đồng thời là sự thất bại khiến những chính sách và chiến lược của Mỹ trong khu vực bị chôn vùi”, vị chuẩn tướng nhận định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/12 đã quyết định rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ tại Syria về nước và tuyên bố Washington đã đạt được mục tiêu đánh bại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS mất hầu hết lãnh thổ, nhưng hàng nghìn phiến quân được cho là vẫn hiện diện ở Syria.
Các chuyên gia nhận định, hiện vẫn chưa rõ khi nào Mỹ hoàn thành việc rút quân nhưng quyết định này nhiều khả năng sẽ làm kéo dài tình trạng bất ổn tại Syria và cản trở quá trình tái thiết.
Quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tác động sâu rộng đối với các bên đang tham chiến tại đây và từ đó làm thay đổi cục diện hiện nay. Nhiều kịch bản được dự đoán nhưng chắc chắn Syria vẫn còn nhiều phức tạp, xung đột tiếp diễn và có thể leo thang một cuộc chiến mới.
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria thì cả Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều tăng cường quân sự đối với mặt trận Syria. Trong những ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các chiến dịch quân sự quy mô lớn với nhiều vũ khí hạng nặng tiến vào phía bắc Syria nhằm lấp đầy khoảng trống mà đồng minh Mỹ để lại, đồng thời nhằm loại bỏ lực lượng người Kurd ở phía đông sông Euphrates mà từ lâu nước nay vẫn coi là nhóm “khủng bố” thân PKK. Ông Erdogan cũng có các cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Mỹ và đảm bảo rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể tự loại bỏ những kẻ khủng bố còn lại, mà không cần sự giúp đỡ của Mỹ.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone