'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Sự sụt giảm từ đỉnh đến đáy trong GDP của Nga hiện được dự đoán là khoảng 12%, tương đương với các cuộc khủng hoảng 1998 (khoảng 10%), 2008 (khoảng 11%) và cú sốc COVID-19 (khoảng 9%)", nhà kinh tế Anatoliy Shal tại JPMorgan cho biết.
JPMorgan dự kiến xuất khẩu của Nga sẽ giảm khoảng 13% trong năm nay, nhu cầu trong nước giảm khoảng 10% và nhập khẩu khoảng 30%.
Ông Shal nói thêm: "Điều rõ ràng là sự cô lập về kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Nga sẽ dẫn đến tăng trưởng thấp hơn trong dài hạn".
"Chúng tôi dự đoán tăng trưởng của Nga sẽ ở quanh mức 0 trong năm tới và xu hướng tăng trưởng khoảng 1% trong dài hạn".
Những nhận định ảm đạm về kinh tế Nga được đưa ra trong bối cảnh Nga và Ukraine vẫn đang tiếp tục giao tranh, còn Mỹ và các đồng minh liên tục giáng các đòn trừng phạt nặng nề vào Nga nhằm cô lập và loại bỏ nền kinh tế Nga khỏi hệ thống toàn cầu.
Chỉ mới ngày 1/3, trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang tại Điện Capitol, tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định ông và các đồng minh sẽ “cô lập Nga hơn nữa” để quốc gia này phải gánh chịu thiệt hại do đã tấn công Ukraine.
Tính đến thời điểm hiện tại, những hướng trừng phạt nặng nhất mà Nga đang phải chịu bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), loại bỏ một số ngân hàng khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cấm các ngân hàng và thực thể Nga tiếp cận vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn phương Tây và hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Nga.
Việc “đánh thẳng” vào hệ thống tài chính – ngân hàng của Nga đã khiến nước này gặp khủng hoảng với thị trường ngoại hối trong nước, đồng tiền ruble mất giá trầm trọng dễ dẫn tới lạm phát tiêu dùng.
Các vấn đề tiềm ẩn với nhập khẩu và bất ổn chính trị chung có thể làm suy yếu mong muốn chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp và dẫn đến tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn, cung cấp thấp hơn và thậm chí lạm phát lương thực cao hơn.
Ngoài ra, sự gián đoạn trong hệ thống thanh toán có thể dẫn đến gián đoạn cung cấp hàng hóa nhập khẩu cho Nga, làm tăng thêm lạm phát do giảm nguồn cung.
Việc các ngân hàng lớn nhất không thể thực hiện các khoản thanh toán của khách hàng sẽ làm gián đoạn dòng chảy của hàng hóa, tích lũy thâm hụt thị trường tiêu dùng và đẩy nhanh lạm phát.
Một số công ty có hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa vào Nga hoặc bán hàng hóa nhập khẩu tại Nga có thể bị phá sản. Người dân Nga sẽ bị ảnh hưởng bởi điều này, khi thu nhập thực tế của các hộ gia đình bị thu hẹp.
Các lệnh trừng phạt cũng đang hạn chế xuất khẩu công nghệ, thiết bị và linh kiện của phương Tây sang Nga, điều này có thể ảnh hưởng đến nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng hóa công nghệ của Nga. Các biện pháp trừng phạt này sẽ tác động nghiêm trọng đến trình độ công nghệ của nền kinh tế Nga.
Ngoài ra còn có các biện pháp trừng phạt mang tính biểu tượng hơn nhằm cô lập Nga với thế giới, bao gồm những biện pháp trừng phạt nhắm vào các cá nhân cụ thể bị cấm thị thực và đóng băng tài sản, cắt đứt quan hệ kinh doanh, hủy bỏ các cuộc thi thể thao và sự kiện văn hóa, hạn chế tầm tiếp cận của truyền thông nhà nước Nga.
Xem thêm >> Nhóm siêu giàu Nga tiếp tục hứng đòn trừng phạt của Mỹ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.