Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo nghiên cứu mới nhất của Globe News Wire, thị trường thanh toán bằng thẻ tín dụng toàn cầu được định giá khoảng 152,2 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến đạt 165,6 tỷ USD vào năm 2023 và khoảng 286,5 tỷ USD vào năm 2032. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của thẻ tín dụng ở mức khoảng 9,1% trong giai đoạn dự báo từ năm 2023 đến năm 2032.
Đến nay, thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có 39 triệu thẻ tín dụng đang hoạt động.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 7/2023, đã có 15 ngân hàng và tổ chức tín dụng phát hành thẻ tín dụng nội địa với số lượng đạt trên 811.400 thẻ, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022, số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành có mức tăng trưởng bình quân đạt 29,6%, thậm chí còn cao hơn mức tăng trưởng của thẻ tín dụng quốc tế là 17,72%.
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Anh Tuấn: "Trong 39 triệu thẻ đang hoạt động, chúng ta có trên 800.000 thẻ nội địa, chiếm 8,7% trong tổng số lượng thẻ. Điều này cho thấy thị trường thẻ tín dụng nội địa của nước ta vẫn còn dư địa để phát triển”.
Ông Lê Phương Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), cũng nhận định: "Tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa là rất lớn. Nói cách khác, phát triển thẻ tín dụng nội địa rất có khả năng trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng trong những năm tới.
Dù có nhiều tiềm năng phát triển song việc triển khai thẻ tín dụng nội địa tại nước ta vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Sử dụng thẻ tín dụng nội địa thông thường phải chịu mức lãi suất cao hơn so với thẻ tín dụng quốc tế khiến tâm lý người dân còn e ngại.
Chưa kể, những công nghệ mới, ứng dụng mới cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn và chưa thực sự phổ biến ở thị trường nông thôn. Hành lang pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ khiến thị trường thẻ tín dụng nội địa khó phát triển một cách lành mạnh.
“Tôi thấy câu chuyện thành công từ việc phát triển thẻ tín dụng nội địa tại một số thị trường quốc tế như Ấn Độ, Hàn Quốc sẽ là niềm cảm hứng cho các tổ chức phát hành tại Việt Nam có hướng đi đúng đắn, chiến lược bài bản, cách phát triển phù hợp với thực tế, điều kiện thị trường trong nước”, ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ.
Từng là quốc gia gặp nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển thị trường thẻ tín dụng nhưng đến nay, Ấn Độ đã gặt hái được những thành công nhất định. Theo Economist Times, Ấn Độ hiện có 8,5 tỷ thẻ tín dụng đang hoạt động. Thị trường thẻ tín dụng nói chung dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 25%/năm.
Trong đó, thị trường thẻ tín dụng nội địa cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tháng của thị trường này là 14,4% tính từ tháng 3/2000 đến tháng 6/2023. Trong tháng 6 năm nay, thị trường thẻ tín dụng nội địa Ấn Độ tăng 15,6 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.852,3 tỷ USD.
Trước khi có được những thành công này, Ấn Độ đã phải đối mặt với không ít thách thức. Giao dịch bằng tiền mặt từ lâu đã trở thành một phần khó có thể thay đổi của người dân Ấn Độ, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Giao dịch bằng tiền mặt thậm chí còn chiếm tới 72% giao dịch tiêu dùng của Ấn Độ, theo báo cáo của Credit Suise.
Chưa kể, ở các vùng nông thôn của Ấn Độ, nơi có 65% dân số sinh sống, có không ít người gặp khó khăn về công nghệ và Internet và chỉ có 38% hộ gia đình ở Ấn Độ có kiến thức về kĩ thuật số. Sự thiếu hiểu biết cộng với những lo ngại về tính an toàn đã từng cản trở động lực phát triển thị trường thẻ tín dụng tại đất nước này.
Để khắc phục vấn đề này, chính phủ Ấn Độ và các công ty tư nhân đã bắt đầu một số chương trình giáo dục kỹ thuật số cho người dân nông thôn, trong đó họ được dạy về nhiều thiết bị kỹ thuật số khác nhau như điện thoại thông minh, kiến thức cơ bản về Internet, cách kết nối ngân hàng trực tuyến, thanh toán bằng giao dịch trực tuyến hay lập và sử dụng thẻ tín dụng.
Internet ngày càng phổ biến, điện thoại thông minh giá rẻ ra đời đã thu hút tầng lớp trung lưu thấp và xã hội nông thôn. Nhờ đó, những dịch vụ về thanh toán trực tuyến, sử dụng thẻ tín dụng cũng ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người dân tại các vùng quê ở Ấn Độ.
Quốc gia này cũng tập trung vào xây dựng hệ thống thẻ tín dụng nội địa. Tập đoàn thanh toán quốc gia Ấn Độ (NPCI) ra mắt thẻ RuPay để thúc đẩy phương thức thanh toán trực tuyến thống nhất, thẻ tín dụng nội địa bắt đầu trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dân nông thôn. Ngày càng có nhiều công ty tư nhân khác tham gia vào thị trường này. Sự cạnh tranh giữa các công ty giúp người dùng thẻ tín dụng ở Ấn Độ được hưởng nhiều ưu đãi hơn về lãi suất hay phí phát hành thẻ thấp hơn.
Sau nhiều năm, từ chỗ thờ ơ với một loại hình thanh toán khó tiếp cận, nhiều người dân Ấn Độ nay chuyển sang sử dụng thẻ tín dụng như một cách để quản lý tài chính của họ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.