'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, trên một số diễn đàn bất động sản, các thành viên đã truyền tay nhau hình ảnh khá bắt mắt của những căn biệt thự được thiết kế với phong cách châu Âu hiện đại, sang trọng, tọa lạc trên khu đất rộng lớn bát ngát và đặt cạnh một hồ nước trong xanh, thơ mộng.
Được biết, đó là các căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án SerenaValley Thanh Lanh Vĩnh Phúc, nằm trong tổng thể dự án khu sinh thái Nam Tam Đảo. Theo lời giới thiệu của một số nhân viên bán hàng tại đây, giá trị bình quân mỗi căn biệt thự có thể lên tới hàng chục tỷ đồng, tùy theo vị trí và diện tích. Chủ đầu tư, đơn vị thi công dự án là các thành viên thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng, "ông chủ" của tòa lâu đài gây sốt cộng đồng mạng 1 thời trên đỉnh núi Tam Đảo.
Theo tìm hiểu, dự án khu sinh thái Nam Tam Đảo là một trong những dự án trọng điểm của vùng, có quy mô lên tới hàng trăm hecta tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và được chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo "thai nghén" từ gần 20 năm về trước.
Cụ thể, ngày 11/7/2003, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đồng ý cho phép nhà đầu tư khảo sát, lập dự án tại văn bản số 1366/HC-UB; tiếp đó ngày 26/12/2003, Thường trực tỉnh ủy đồng ý chủ trương cho triển khai thực hiện dự án tại thông báo số 556-TB/TU. Ban đầu diện tích dự án theo đề xuất của nhà đầu tư khoảng 140ha và đồng ý cho mở rộng tại thông báo số 687-TB/TU ngày 17/5/2004 với diện tích khoảng 155ha.
Dự án được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 tại Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 25/12/2007. Đến năm 2014, chủ đầu tư dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tạm giao hơn 100ha đất để thực hiện dự án.
Ngày 5/5/2019, UBND tỉnh tiếp tục có Quyết định số 948/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy mô của dự án được điều chỉnh là 337,27ha.
Với sự điều chỉnh này, dự án được chia thành 3 phân khu chức năng, gồm phân khu K1 (du lịch sinh thái), phân khu K2 (sân gôn Thanh Lanh và phân khu K3 (mặt nước hồ Thanh Lanh).
Đối với phân khu K2 (sân gôn Thanh Lanh), ngày 16/8/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 1971/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Với quy mô đầu tư xây dựng sân gôn 18 lỗ, có diện tích sử dụng đất 732.261m2, trong đó đất khu đón tiếp 10.271,9m2, đất sân gôn 392.803,9 m2, đất công trình dịch vụ 5.836,6m2, đất xây xanh cảnh quan 282,967,7m2, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật là 40.380,9m2. Dự án có tổng vốn đầu tư là 640,187 tỷ đồng.
Ngày 30/12/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2258/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân gôn Thanh Lanh - Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (viết tắt là dự án Thanh Lanh).
Quyết định nêu rõ, dự án sân gôn Thanh Lanh được thực hiện tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích khu đất hơn 73,22ha. Vốn đầu tư của dự án là hơn 655,5 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 200 tỷ đồng; vốn vay hơn 455,5 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 49 năm kể từ ngày 4/6/2014.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo là thành viên của nhóm doanh nghiệp dưới sự chào lái của doanh nhân Lê Xuân Trường, sinh năm 1970. Hiện ông Trường cũng là tổng giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật tại Nam Tam Đảo.
Giai đoạn 5 năm trở lại đây (2016 - 2020), Nam Tam Đảo (công ty mẹ) liên tiếp được bơm vốn, nâng tổng tài sản lần lượt lên 33,9 tỷ đồng, 37,9 tỷ đồng, 87,7 tỷ đồng, 213,1 tỷ đồng và 350,9 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chỉ chiếm một khoản tương đối thấp.
Chủ đầu tư dự án du lịch sinh thái Nam Tam Đảo đều ghi nhận doanh thu thuần 0 đồng mỗi năm, do không có thêm bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác. Khấu trừ chi phí và thuế, Nam Tam Đảo liên tục báo lỗ, có năm cao nhất là 1,5 tỷ đồng (năm 2019).
Cơ nghiệp chính của ông Lê Xuân Trường đó là Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng (Công ty Lạc Hồng), hạt nhân nòng cốt trên bước đường kinh doanh của ông. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2003, trụ sở đặt tại số 85 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội, trước đây là thành viên Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp).
Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Công ty Lạc Hồng đã cán mốc 3.160 tỷ đồng. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc là ông Lê Xuân Trường, đồng thời ông cũng là cổ đông lớn hàng đầu của doanh nghiệp.
Hoạt động trong lĩnh vực chính là xây dựng và đầu tư, trên website của mình, Công ty Lạc Hồng giới thiệu là đơn vị tham gia xây dựng các công trình quy mô lớn, tiêu biểu là phòng họp chính - Tòa nhà Quốc hội; trụ sở Bộ Công an, Bộ Ngoại giao; trung tâm Thông tấn xã Việt Nam; chung cư Viglacera Tower; trụ sở Công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex); tòa nhà Viettel Vĩnh Phúc; tòa nhà Geleximco...
Công ty Lạc Hồng còn là chủ đầu tư của các dự án du lịch có tiếng tại Tam Đảo như khách sạn Lâu đài Tam Đảo; khách sạn Venus Tam Đảo; cáp treo Tây Thiên; khu nghỉ dưỡng sinh thái Belvedere Resort...
Tại Hà Nội, Lạc Hồng là chủ đầu tư một số dự án chung cư, gồm có Lạc Hồng Lotus - N01.T1, Lạc Hồng Lotus - N01.T5 tại khu Ngoại giao đoàn; Lạc Hồng West Lake (khu đô thị Nam Thăng Long); dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, dịch vụ công cộng, văn phòng cho thuê kết hợp nhà ở để bán tại quận Nam Từ Liêm...
Bên cạnh các dự án kể trên, Lạc Hồng cũng là chủ đầu tư các dự án khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Serena Resort Kim Bôi Hòa Bình, khu nghỉ dưỡng - du lịch sinh thái hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình); khu đô thị Chùa Hà Tiên (tỉnh Vĩnh Phúc); Hạ Long Bay View (tỉnh Quảng Ninh); khách sạn 4 sao tại thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai)...
Ngày 24/10/2018, theo Quyết định số 1369/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng, Công ty Lạc Hồng là một trong số doanh nghiệp sẽ bị thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở trong năm 2019. Các dự án của Công ty Lạc Hồng bị rơi vào “tầm ngắm” của Thanh tra Bộ Xây dựng là khá nhiều, trải dài từ Hà Nội cho tới Hòa Bình, Quảng Ninh và phần lớn ở tỉnh Vĩnh Phúc... |
Kết quả kinh doanh của Công ty Lạc Hồng giai đoạn 2016 - 2020 khá tốt với doanh thu thuần đạt lần lượt 720,8 tỷ đồng, 1.084 tỷ đồng, 1.023 tỷ đồng, 845,2 tỷ đồng và 2.039 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế cũng khá lạc quan với 11,5 tỷ đồng, 206,5 tỷ đồng, 231,1 tỷ đồng 287,8 tỷ đồng và 529,2 tỷ đồng. Như vậy, bất chấp dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nguồn thu của doanh nghiệp vẫn tăng tới 2,4 lần trong năm 2020, giúp cải thiện lợi nhuận gấp 1,8 so với cùng kỳ.
Nhờ liên tục được rót thêm vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty Lạc Hồng đã tăng hơn 10 lần, từ 123,5 tỷ đồng (2016) lên 1.289 tỷ đồng (2020), qua đó kéo hệ số nợ vay/vốn từ 664% xuống còn 37,2% trong khoảng thời gian tương ứng.
Hệ sinh thái của Công ty Lạc Hồng còn có Công ty Cổ phần Thương mại du lịch Lạc Hồng, Công ty Cổ phần Lạc Hồng - Tây Thiên, Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Tam Đảo, Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng - Sapa, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Lạc Hồng Phúc, Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng APG. Trong đó, Công ty Cổ phần Thương mại du lịch Lạc Hồng từng là "cú bắt tay" giữa Công ty Lạc Hồng với Công ty TNHH Xuân Cầu của ông Tô Dũng, song tới nay đơn vị này đã thoái toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.