Khánh Hòa: Nhiều chủ đất ‘kêu cứu’ vì bị huyện Cam Lâm ngăn chặn hoạt động xây dựng

Lê Nguyễn - 22/08/2023 15:46 (GMT+7)

(VNF) – Hàng loạt chủ sở hữu các thửa đất tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đang lâm vào tình cảnh “dở khóc dở cười” khi bị UBND huyện Cam Lâm yêu cầu giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất, đồng nghĩa với việc không thể xây dựng các công trình trên mảnh đất của mình.

VNF

Theo ghi nhận của VietnamFinance, ngày 23/11/2022, UBND huyện Cam Lâm đã có văn bản số 3817 yêu cầu tạm dừng mọi thủ tục đăng ký biến động đất đai và phải giữ nguyên trạng sử dụng đất đối với 2.385 thửa đất trên địa bàn huyện này; nguyên do là để khắc phục hậu quả các sai phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại huyện Cam Lâm.

Văn bản của UBND huyện Cam Lâm khiến cho nhiều chủ sở hữu các thửa đất (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí với nhà nước), không thể tiến hành giao dịch chuyển nhượng, mua bán.

Nhận thấy nội dung văn bản 3718 do Chủ tịch UBND huyện Câm Lâm Ngô Văn Bảo ký có nhiều nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền của người sử dụng đất, các chủ sở hữu đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến UBND huyện Cam Lâm, đề nghị UBND huyện xem xét lại các nội dung của văn bản 3718 và giải quyết quyền lợi cho các chủ sở hữu một cách thỏa đáng.

Tại các đơn thư, các chủ sở hữu đã nêu những nội dung không phù hợp quy định của pháp luật và trình bày những khó khăn, ảnh hưởng của văn bản 3718 tới người sử dụng đất; đề nghị UBND huyện Cam Lâm xem xét thu hồi, hủy bỏ văn bản 3718, hủy bỏ việc tạm dừng thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với 2.385 thửa đất, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm dừng, hạn chế việc xây dựng trên đất để không làm cản trở  đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

“Tuy nhiên, UBND huyện Cam Lâm chỉ trả lời rằng các biện pháp huyện đưa ra nhằm khắc phục sai phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Khánh Hòa. Như vậy thì chẳng khác nào quýt làm cam chịu. Chúng tôi là bên thứ ba ngay tình, lại phải gánh chịu hậu quả do sai phạm của công tác quản lý đất đai tại địa phương. Việc cấm đoán đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính, tinh thần cho người dân khi có tài sản nhưng không được sử dụng đúng quyền pháp luật bảo hộ”, đơn thư của các chủ sở hữu viết.

Đơn thư cũng cho hay, tại huyện Cam Lâm, có các trường hợp thửa đất có nguồn gốc phân lô hiến đường tương tự như các thửa đất của các chủ sở hữu nói trên nhưng vẫn được phép biến động, xây dựng, thế chấp, sử dụng đầy đủ quyền của chủ sở hữu theo quy định của Luật Đất đai.

“Điều này làm dấy lên sự hoang mang, mất niềm tin vào cơ quan quản lý nhà nước khi đối xử thiếu công bằng với các chủ sở hữu 2.385 thửa đất nêu tại văn bản 3718”.

Tháng 2/2023, các chủ sở hữu đã gửi đơn khiếu nại lần đầu lên chủ tịch UBND huyện Cam Lâm để yêu cầu hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với các thửa đất nêu tại văn bản 3718.

Trong tháng 3/2023, lần lượt các chủ sở hữu nhận được giấy mời của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm để thông báo về việc tổ chức xác minh nội dung đơn khiếu nại lần đầu.

Theo giấy mời này, một số chủ sở hữu và luật sư đại diện đã có buổi làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm, để làm rõ các nội dung khiếu nại, đối tượng khiếu nại, căn cứ khiếu nại và thụ lý khiếu nại vào ngày 15/3/2023.

Theo quy định tại Điều 28, Luật Khiếu nại, thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Tuy nhiên, đến nay, đã quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng các chủ sở hữu chưa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại do chủ tịch UBND huyện Cam Lâm ban hành.

Đáng nói, ngày 27/4/2023, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các chủ sở hữu được biết UBND huyện Cam Lâm đã ban hành văn bản số 1533 về việc chấm dứt tạm dừng đăng ký biến động tại các công văn số 2096 ngày 24/7/2022 và số 3717 ngày 23/11/2022. Tuy nhiên, UBND huyện Cam Lâm vẫn chưa chấm dứt việc “giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất” đối với các thửa đất nêu trên.

Theo các chủ sở hữu, hiện nay, theo nội dung của văn bản 3718, các chủ sở hữu vẫn bị hạn chế xây dựng công trình trên đất một cách bất hợp pháp. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 49, Luật Đất đai 2013, chỉ khi có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất mới không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trông cây lâu năm trên đất.

“UBND huyện Cam Lâm đã ban hành văn bản 3718 chỉ đạo việc giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất mà không căn cứ vào bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, đồng thời không thuộc bất kỳ biện pháp xử lý vi phạm hành chính, biện pháp ngăn chặn hay biện pháp khắc phục hậu quả nào do pháp luật quy định.

“Việc chấm dứt tạm dừng đăng ký biến động đất đai nhưng lại yêu cầu ‘giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất’, không cho phép xây dựng không khác gì trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, khiến các chủ sở hữu có tài sản nhưng không thể sử dụng, thực hiện các quyền lợi hợp pháp. Các chủ sở hữu bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì những quyết định không có căn cứ về pháp luật của UBND huyện Cam Lâm”, đơn thư nhấn mạnh.

Đầu tháng 5/2023, các chủ sở hữu tiếp tục gửi đơn khiếu nại lần 2 tới Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đề nghị UBND tỉnh có chỉ đạo với UBND huyện Cam Lâm hủy bỏ yêu cầu “giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất” đối với các thửa đất của chủ sở hữu cũng như với 2.385 thửa đất trong văn bản 3718.

Theo quy định, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Tuy nhiên, UBND huyện Cam Lâm đã không hề ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Còn sau 10 ngày kể từ ngày gửi đơn khiếu nại lần 2, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng không có thông tin về việc tiếp nhận vụ việc, cũng không thông tin về việc không thụ lý kèm lý do. Vì thế, các chủ sở hữu tiếp tục làm đơn đề nghị thụ lý vụ việc gửi UBND tỉnh Khánh Hòa ngay trong tháng 5.

Đến 23/5/2023, các chủ sở hữu nhận được phiếu chuyển đơn của Ban tiếp công dân tỉnh Khánh Hòa thông báo đã chuyển đơn khiếu nại lần 2 đến UBND huyện Cam Lâm để kiểm tra, giải quyết theo quy định.

Theo các chủ sở hữu, việc này là không phù hợp với trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2 tại cấp tỉnh.

Các chủ sở hữu khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng xem xét các yêu cầu, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dâp đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.