Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Channel News Asia dẫn thông báo của Bộ Tài chính Singapore cho biết tổng số tiền lên tới gần 512 triệu USD sẽ được Chính phủ Singapore trao cho người dân nước này trong vòng hai tháng cuối năm nay. Thông báo nêu rõ việc này phản ánh cam kết lâu dài của chính phủ về việc chia sẻ thành quả phát triển đất nước với người dân. Theo đó, mọi công dân Singapore từ 21 tuổi trở lên, tùy theo thu nhập thường niên, sẽ được nhận khoản tiền thưởng, được gọi là SG Bonus, từ 100-300 SGD (khoảng 73-220 USD) từ chính phủ.
Cụ thể, các công dân có mức thu nhập thường niên lên tới 28.000 SGD (20.476 USD) sẽ được nhận 300 SGD (219 USD). Những người có thu nhập thường niên trong khoảng từ 28.000 - 100.000 SGD (20.476-730.000) sẽ được nhận 200 SGD (146 USD). Những người thu nhập hơn 100.000 SGD (73 USD) một năm sẽ được nhận 100 SGD. Bất cứ ai sở hữu nhiều hơn một tài sản hợp pháp đều được nhận 100 SGD bất kể mức thu nhập thường niên.
Ngoài chương trình thưởng tiền cho dân, Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat cho biết chính phủ sẽ dành 5 tỷ SGD (3,6 tỷ USD) từ nguồn thu vượt trội ngân sách năm nay cho Quỹ phát triển hạ tầng đường sắt (Rail Infrastructure Fund), giúp chi trả cho các tuyến đường sắt xây mới. Bên cạnh đó, 2 tỷ SGD (1,4 tỷ USD) khác sẽ dùng để hỗ trợ chương trình bảo hiểm ElderShield và các chương trình hỗ trợ an sinh xã hội khác của chính phủ.
Đây không phải là lần đầu tiên Singapore tặng tiền cho công dân. Năm 2011, tất cả các công dân trưởng thành Singapore có thu nhập thường niên lên từ 30.000 SGD (hiện tại tương đương 21.900 USD) sẽ được nhận khoản tiền thưởng từ 100-800 SGD (khoảng từ 73-585 USD). Năm 2008 các mức tiền thưởng từ 100 - 700 SGD (khoảng từ 73-512 USD) cũng đã được tặng cho các công dân từ 21 tuổi trở lên với những mức thu nhập thường niên tương ứng.
Tương tự như Singapore, hơn 1/3 dân số Hong Kong, tương đương khoảng 2,8 triệu người, cũng sẽ được chính quyền Hong Kong tặng khoản tiền lên tới 510 USD/người sau khi chính quyền thông báo số dư ngân sách kỷ lục 18 tỷ USD trong năm tài khóa 2017. Lãnh đạo cơ quan tài chính Hong Kong Paul Chan Mo-po cho biết những cư dân nằm trong nhóm được nhận tiền phải đáp ứng đủ các tiêu chí gồm trên 18 tuổi, không có bất động sản, không nhận bất kỳ khoản trợ cấp nào của chính quyền và không trả thuế thu nhập trong năm tài khóa kết thúc vào cuối tháng 3/2018.
Đối với những trường hợp đáp ứng đủ các tiêu chí trên nhưng vẫn phải trả thuế thu nhập, họ vẫn nhận được một khoản tiền chênh lệch nếu số thuế miễn giảm họ nhận được dưới 500 USD. Theo ông Paul Chan Mo-po, đợt chi trả tiền cho người dân lần này sẽ tiêu tốn của chính quyền Hong Kong thêm 1,4 tỷ USD. Đây được xem là phản ứng của chính quyền đặc khu sau sức ép từ các chính trị gia và người dân về việc chia sẻ thặng dư ngân sách.
Ý tưởng phát tiền cho người dân mỗi tháng mà không có điều kiện gì đã tồn tại hơn một thế kỷ nay. Những năm gần đây, ý tưởng này được thúc đẩy nhanh bởi các nền kinh tế lớn, do lo ngại về khoảng cách giàu nghèo tăng và mất việc làm bởi tự động hóa.
Tại Phần Lan, từ năm 2017, nước này đã khởi động chương trình thử nghiệm cấp 560 EUR (khoảng 645 USD) mỗi tháng cho 2.000 người dân. Khoản tiền này không phụ thuộc vào thu nhập, tài sản, hay tình trạng công việc của người nhận tiền. Những người tham gia chương trình được lựa chọn ngẫu nhiên nhưng phải thuộc nhóm đang nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp thu nhập. Số tiền họ được cấp không bị đánh thuế.
Mục tiêu của chương trình này nhằm giảm tỷ lệ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hẹp bất bình đẳng trong xã hội, ngoài ra còn giúp đơn giản hóa bộ máy chi trả các loại trợ cấp và an sinh xã hội. Chương trình này có thể khuyến khích nhiều người thất nghiệp tìm việc làm do họ sẽ không lo mất trợ cấp. Nhiều người thất nghiệp tại nước này không muốn làm việc bán thời gian vì chỉ cần kiếm được một khoản thu nhập nhỏ, trợ cấp của họ cũng có thể bị mất.
Tuy nhiên, chính phủ Phần Lan mới đây đã đưa ra quyết định sẽ không mở rộng chương trình này cho toàn dân, theo đó việc thử nghiệm với 2.000 người cũng sẽ dừng vào cuối tháng 1/2019. Hiện chính phủ Phần Lan không nói rõ nguyên nhân dẫn đến quyết định này.
Tại Arab Saudi, sau khi đăng quang năm 2015, Quốc vương Arab Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud đã chi 32 tỷ USD để thưởng cho người dân. Những người được nhận tiền là công chức, binh lính, sinh viên, người về hưu và những người đóng góp cho các hiệp hội nghề nghiệp hoặc câu lạc bộ văn học và thể thao. Họ nhận được số tiền tương đương hai tháng lương của mình.
Các chuyên gia đánh giá động thái này nhằm giúp quá trình chuyển giao quyền lực sau khi cố vương Abdullah qua đời diễn ra suôn sẻ. "Người dân yêu quý. Mọi người xứng đáng nhận được nhiều hơn so với những thứ mà tôi có thể ban phát", Vua Salman viết trên Twitter. Đây không phải lần đầu tiên vua Arab Saudi tặng tiền cho dân. Cố vương Abdullah từng tăng lương 15% cho công chức sau khi lên ngôi vào năm 2005. Năm 2011, ông thưởng một tháng lương cho dân chúng sau khi chữa bệnh ở nước ngoài.
Còn tại Ba Lan, tháng 4/2016, Ba Lan khởi động chương trình "Gia đình 500+" để tăng tỷ lệ sinh và giảm nghèo cho trẻ em bằng cách cải thiện điều kiện sống của những gia đình nhiều con. Với chương trình này, phụ huynh có thể nhận trợ cấp 500 PLN (133,7 USD) nếu có hai con trở lên cho đến khi các con đủ 18 tuổi. Các gia đình một con cũng được nhận trợ cấp nếu thu nhập tung bình mỗi thành viên trong gia đình dưới 800 PLN (214 USD). Chương trình này được áp dụng với khoảng 55% trẻ em Ba Lan dưới 18 tuổi.
Kết quả cho thấy chương trình có tác động tích cực với tỷ lệ sinh. Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Trung ương Ba Lan (GUS) cho thấy số ca sinh đẻ đã tăng 13-15% tháng 12/2016 - 1/2017 so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một trong những lo ngại về chương trình này là nó có thể tác động xấu đến thị trường lao động. Người có mức lương thấp có thể lười làm việc hơn còn phụ nữ có thể chọn ở nhà chăm con thay vì làm việc.
Tháng 4/2017 - 4/2018, 4.000 người trong độ tuổi 18-64 sống tại Ontario, Canada có thu nhập dưới 34.000 USD/năm được tham gia chương trình thử nghiệm là nhận khoản tiển 16.989 USD trừ đi 50% thu nhập cá nhân.
Ví dụ, nếu một người kiếm được 10.000 USD/năm, họ sẽ nhận thêm khoản thu nhập cơ bản là 16.989 - 5.000 = 11.989 USD/năm. Như vậy, tổng thu nhập của người đó là 21.989 USD/năm.
Chương trình này nhằm giúp chính phủ đánh giá xem thu nhập cơ bản có thể giúp người thu nhập thấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu cuộc sống và chi trả y tế như thế nào. Kết quả chương trình đang được đánh giá bởi các chuyên gia tại bệnh viện St. Michael và Đại học McMaster.
Bên cạnh những quốc gia kể trên, một số quốc gia khác như Iceland, Uganda, và Brazil cũng đang xem xét thử nghiệm chương trình tương tự.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.