'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Tỷ giá USD/VND gần đây đi xuống, xu hướng này trùng hợp với việc suy yếu của đồng USD so với các rổ tiền tệ lớn khác.
Ðây là kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và cũng là một phần đối sách trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Với những lo ngại nền kinh tế Mỹ suy yếu, giới đầu tư dự báo đồng USD sẽ tiếp tục giao dịch ở vùng giá thấp.
Xu hướng đồng USD giảm giá nếu tiếp diễn sẽ gây nên những thách thức không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, bởi đây là thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Biểu đồ tỷ giá USD/VND.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2019.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt 61,35 tỷ USD, chiếm 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 29,1% so với cùng kỳ; châu Âu đạt 41,48 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch, giảm 1% so với cùng kỳ; Trung Quốc đạt 41,41 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Còn trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 122,8 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ.
Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ là 31,5 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,6% so với cùng kỳ; Trung Quốc đạt 19,64 tỷ USD, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu và tăng 18,1% so với cùng kỳ; châu Âu đạt 18,61 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,9% so với cùng kỳ.
Tỷ giá USD/VND giảm đồng nghĩa với việc VND đắt lên so với USD, giá trị xuất khẩu thu về quy đổi sang đồng nội tệ sẽ nhỏ hơn.
Kể từ đầu năm tới nay, đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Các biện pháp phong tỏa biên giới, giãn cách xã hội làm gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm. Nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trường cũng giảm sút, bởi người dân có xu hướng tiết giảm chi tiêu.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) cho biết thị trường số 1 của công ty là Mỹ, với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu 54% trong năm 2019. Doanh số từ các thị trường tiếp theo có khoảng cách khá xa, như Trung Quốc chiếm 20%, Anh chiếm 5%, Canada chiếm 3%...
Trong 6 tháng đầu năm 2020, VHC ghi nhận doanh thu 3.266,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 367,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 49,5% so với cùng kỳ năm trước. So với kịch bản lợi nhuận cao là 1.063 tỷ đồng, VHC mới hoàn thành 34,6%, còn so với kịch bản lợi nhuận thấp là 800 tỷ đồng, công ty mới hoàn thành 46%.
Biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng giảm về 16,4%, từ mức 22,5% cùng kỳ năm 2019. Biên lợi nhuận ròng còn 11,3%, trong khi cùng kỳ là 19,1%. Doanh thu tài chính giảm 43%, tương ứng 71,4 tỷ đồng, về chỉ còn 94,5 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có thuyết minh kết quả kinh doanh suy giảm do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Như vậy, với cơ cấu tiêu thụ phần lớn ở thị trường Mỹ, VHC sẽ vẫn còn chịu tác động của sức mua yếu tại đây, đặc biệt khi đồng USD tiếp tục giao dịch ở vùng giá thấp.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) trong báo cáo thường niên năm 2019 mặc dù không công bố thị phần thực sự theo từng quốc gia, nhưng có cho biết thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản, Mỹ, EU.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, công ty đạt doanh thu 1.585,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 92,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 2,7% và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, doanh nghiệp mới hoàn thành được 38,1% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.
Ðiểm đáng chú ý trong bức tranh tài chính của FMC 6 tháng đầu năm là dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm tới 380,2 tỷ đồng. Ðể bù đắp sự thâm hụt này, doanh nghiệp đã phải huy động dòng tiền tài chính là 391,7 tỷ đồng, chủ yếu là tiền đi vay.
Cụ thể, tổng nợ vay tăng kỷ lục 167,6%, lên mức 740,8 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay/tổng nguồn vốn đã tăng mạnh từ 18,2% lên tới 37,8% trong vòng 6 tháng đầu năm.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) cho biết, trong năm 2019, thị trường Mỹ và Nhật Bản chiếm gần 60% doanh thu xuất khẩu và là thị trường quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong đó, năm 2019 xuất khẩu sang Mỹ 245,98 triệu USD, sang Nhật Bản 152 triệu USD và các thị trường khác. Như vậy, Mỹ tiếp tục vẫn là thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm, MPC ghi nhận doanh thu 5.580,1 tỷ đồng, giảm 25,8% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp là 578,9 tỷ đồng, giảm 27,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế là 231,4 tỷ đồng, tăng 49,7% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận tăng chủ yếu doanh thu tài chính tăng thêm 56,6 tỷ đồng và chi phí bán hàng giảm 177,4 tỷ đồng so với cùng kỳ. Doanh nghiệp có thuyết minh chủ yếu do chi phí dịch vụ mua ngoài và chi khác giảm mạnh so với cùng kỳ.
Mặc dù kết quả kinh doanh cải thiện nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm lại ghi nhận âm 809,4 tỷ đồng, cùng kỳ dương 376,1 tỷ đồng, doanh nghiệp có dùng dòng tiền tài chính dương 997,4 tỷ đồng để bổ sung. Ðây chủ yếu là đi vay ròng.
Nhóm cao su công nghiệp như Công ty Cổ phần Cao su Ðà Nẵng (DRC), Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) và Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) cũng có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu xuất khẩu vào thị trường này trong tổng doanh thu không quá lớn như nhóm thuỷ sản.
Ðược biết, DRC xuất khẩu các sản phẩm cao su, săm lốp sang hơn 35 nước trên thế giới, tập trung chủ yếu ở thị trường châu Á, Nam Mỹ, châu Phi, châu Âu.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Brazil chiếm 37% doanh thu xuất khẩu. Doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu ổn định tại Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Ai Cập, Philippines. Trong năm 2019, doanh nghiệp cũng thâm nhập vào thị trường như Mỹ, châu Âu, Ấn Ðộ.
Ðối với CSM, doanh thu năm 2019 đạt 4.387,6 tỷ đồng. Trong đó, thị trường nội địa chiếm 54,1%, thị trường xuất khẩu chiếm 39,3% và còn lại 6,6% từ doanh thu khác. Doanh nghiệp cho biết, thị trường xuất khẩu chủ yếu bao gồm Ðông Nam Á, châu Âu và Mỹ. Mặc dù không công bố thị phần theo từng quốc gia, nhưng có thể thấy, CSM thâm nhập thị trường Mỹ sâu rộng hơn so với DRC.
Việc USD giảm giá đang chồng thêm khó khăn mới đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.