Có gì trong bức tranh tài chính của Thanh Hằng Beauty Medi

Nghi Xuân - 23/10/2023 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Là thương hiệu làm đẹp nổi tiếng, với doanh thu mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ đồng; Thanh Hằng Beauty Medi có thật sự là “Đế chế” trong ngành công nghiệp được mệnh danh là siêu lợi nhuận này không?

VNF
Bà Đặng Thanh Hằng là Chủ tịch HĐQT Thanh Hằng Beauty Medi.

Phác họa Thanh Hằng Group của bà Đặng Thanh Hằng

Có tuổi đời 35 năm phát triển, ít ai biết rằng Thanh Hằng Beauty Medi là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Trường Giang. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 3/12/2009 và có trụ sở tại số 36 Tuệ Tĩnh, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Theo giới thiệu trên website, Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Trường Giang là 1 trong 2 công ty thành viên của Thanh Hằng Group - Tập đoàn được thành lập và điều hành bởi bà Đặng Thanh Hằng, một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Bên cạnh Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Trường Giang sở hữu Thanh Hằng Beauty Medi, Thanh Hằng Group còn có Công ty TNHH Đầu tư Thanh Hằng là công ty mẹ, chuyên đầu tư bất động sản, các dự án, môi giới đầu tư.

Trở lại với Thanh Hằng Beauty Medi, trong lần cập nhật mới nhất, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu làm đẹp này có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng và do bà Đặng Thanh Hằng làm Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc. Bà Hằng đồng thời cũng là người đại diện pháp luật của Thanh Hằng Beauty Medi.

Bức tranh tài chính của Thanh Hằng Beauty Medi

Theo dữ liệu của VietnamFinance, trong 3 năm gần đây, tổng tài sản của Thanh Hằng Beauty Medi gia vô cùng ấn tượng. Cụ thể, từ mức 170,4 tỷ đồng vào năm 2020, tổng tài sản của doanh nghiệp này tăng lên 203,7 tỷ đồng vào năm 2021 và tiếp tục tăng lên 258 tỷ đồng vào năm 2022.

Trong khi lượng tiền mặt nắm giữ giao động ở mức vài trăm triệu đồng, thì tài sản của Thanh Hằng Beauty Medi chủ yếu là tài sản dài hạn. Gần đây nhất Thanh Hằng Beauty Medi đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng để mua tòa nhà 12 tầng với diện tích lên tới 3.000 m2, tọa lạc tại 36 Tuệ Tĩnh để làm trụ sở mới), ngoài ra còn có các khoản phải thu, chi phí trả trước và đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính. 

Trong 3 năm qua, Thanh Hằng Beauty Medi đã chi hàng trăm tỷ đồng đầu tư vào công ty con và đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Khoản tiền này tăng từ 39 tỷ đồng vào năm 2020, lên mức 71,5 tỷ đồng vào các năm 2021 và 2022.

Về kết quả kinh doanh, giai đoạn 2020-2022 chứng kiến sự thăng giáng về doanh thu của Thanh Hằng Beauty Medi. Cụ thể, năm 2020, doanh thu thuần của Thanh Hằng Beauty Medi đạt 51,4 tỷ đồng, rồi giảm 39% vào năm tiếp theo (2021), xuống còn 31,6 tỷ đồng. Đến năm 2022, doanh thu thuần của doanh nghiệp này tăng vọt lên mức 115,2 tỷ đồng, với mức tăng trưởng đạt 265%.

Doanh thu tương đối ấn tượng, tuy nhiên do chi phí vận hành ở mức cao nên lợi nhuận gộp của Thanh Hằng Beauty Medi lần lượt ở mức 10,9 tỷ đồng (2020); 1,2 tỷ đồng (2021) và 15,7 tỷ đồng (2022).

Trong bảng lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền kinh doanh của Thanh Hằng Beauty Medi khá bấp bênh trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2020, dòng tiền kinh doanh của Thanh Hằng Beauty Medi dương 9,6 tỷ đồng, nhưng năm tiếp theo (2021) lại âm tới 25,3 tỷ đồng. 

Về lý thuyết, dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về. Rất may, tình trạng âm dòng tiền kinh doanh đã được Thanh Hằng Beauty Medi cải thiện vào năm 2022, với con số dương gần 50 tỷ đồng.

Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Thanh Hằng Beauty Medi cho biết trong bối cảnh cần dòng tiền để duy trì doanh nghiệp, chi trả các khoản phí thuê cơ sở kinh doanh với đối tác, lương của các bác sĩ, lương của gần 200 cán bộ nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp này buộc phải cắt giảm nhiều khoản phí, vay ngân hàng hay thậm chí bán đi 1 số tài sản mà mình đã tích góp trong hơn 30 năm kinh doanh.

Đến năm 2022, bức tranh tài chính của doanh nghiệp này đã tươi sáng hơn với sự trở lại Việt Nam của các chuyên gia nước ngoài về làm đẹp từ Mỹ và Hàn Quốc.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

(VNF) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

(VNF) - Thông tin này được ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung cho biết tại buổi tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều 9/5.

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

(VNF) - Giông lốc kèm mưa đá gây vỡ kính tại địa điểm kinh doanh của The Coffee House đã khiến một nữ khách hàng bị đa chấn thương, hiện đang hôn mê và rất nguy kịch.

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

(VNF) - Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo X.AI Corp (xAI) của tỷ phú Elon Musk chuẩn bị kết thúc vòng gọi vốn với mức định giá khoảng 18 tỷ USD ngay trong tuần này.

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải xem xét, bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

(VNF) - Với việc hợp tác chính thức cùng các đối tác ngoại đến từ Mỹ, Công ty TNHH Hải Linh cho biết dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

(VNF) - Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội sẽ khởi động thi công máy khoan hầm TBM trong quý II/2024.

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

(VNF) - Đúng như dự báo của giới phân tích ở thời điểm đầu năm, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành thép nô nức báo lợi nhuận tăng trưởng hàng chục, hàng trăm phần trăm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ lại chưa thể vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành thép.

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của khối BĐS tại thời điểm ngày 5/3/2024 là 350.876 tỷ đồng. Ngoài ra, 8 năm qua, có 4 doanh nghiệp BĐS đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ra thị trường quốc tế với tổng khối lượng là 2,18 tỷ USD.

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

(VNF) - "Cao Xà Lá" là tên viết tắt của loạt nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Tại khu vực này sẽ xây các khu đô thị mới với quy mô dân số dự kiến 46.000 người.