Kiến nghị tăng ĐHQH là doanh nhân, chia bớt 'việc công' cho hiệp hội
(VNF) - Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Nhà nước cần mạnh dạn giao nhiệm vụ cho các hiệp hội doanh nghiệp và chuyển một số dịch vụ công giao cho các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện.
"Cởi trói" cho doanh nghiệp
Chia sẻ tại tọa đàm Thủ tướng với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho biết hiện nay khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn chưa từng có.
Khó khăn đầu tiên liên quan tới thể chế cho khu vực tư nhân. Ông Thiên cho rằng cần tăng số lượng Đại biểu Quốc hội là doanh nhân để họ tham gia nhiều hơn vào quá trình xây dựng Luật. Cùng với đó, cần có nhiều nhà khoa học tích cực tham gia vào thiết kế luật, thể chế, chiến lược cho nền kinh tế; đặc biệt là nền kinh tế công nghệ cao, nền kinh tế số.
“Không ai hiểu những đòi hỏi của nền kinh tế công nghệ cao, nền kinh tế thị trường hiện đại hơn các doanh nhân và các nhà khoa học”, ông Thiên nói.

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng đặt ra đó là môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng, có sự tham gia của nhiều chủ thể chuyên nghiệp. Đặc biệt là thị trường chất xám, thị trường trí tuệ rất quan trọng đối với khu vực kinh tế tư nhân và quyết định việc các doanh nghiệp tư nhân có bứt phá được hay không.
“Tôi cho rằng phải tập trung vào xử lý những vấn đề của thị trường đất đai, thị trường tài chính để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tiếp cận được các nguồn lực này một cách thuận lợi và hiệu quả”, ông Thiên nêu ý kiến.
Cuối cùng, ông Thiên đề nghị các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến khu vực doanh nghiệp liên quan đến đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, bởi đây là mặt trận cạnh tranh mang tính quyết định của quốc gia với thế giới.
“Nếu chúng ta chậm trễ trong việc tạo ra môi trường thể chế cho khu vực đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, nếu không có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ thực sự tốt, thì sau này sẽ trở nên rườm rà, kém hiệu quả trong khi tới đây, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế chính là trí tuệ, sáng tạo”, ông nói.
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cũng cho rằng hiện nay nhiều điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính không còn phù hợp, cần phải cắt giảm hoặc là đơn giản hóa.
Ông lấy ví dụ, một dự án đầu tư có sử dụng đất điển hình đang thực hiện thủ tục hành chính ít nhất là 12 luật, hơn 20 nghị định và thông tư, đáng lưu tâm là các thông tư này thường thay đổi liên tục. Do đó, thời gian để hoàn thành thủ tục nhanh cũng phải 18-24 tháng, bình thường là xấp xỉ 3 năm.

Để giải quyết những điểm nghẽn hiện nay, Chủ tịch VCCI kiến nghị cần hoàn thiện thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi nâng cao sự tham gia tích cực, chủ động của doanh nhân, doanh nghiệp.
Tiếp đó, cần có các chương trình nâng cao năng lực và phát huy vai trò các hiệp hội và các doanh nghiệp trong tham gia xây dựng chính sách. Nhà nước mạnh dạn giao nhiệm vụ cho các hiệp hội doanh nghiệp và chuyển một số dịch vụ công giao cho các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện.
Tạo động lực tăng trưởng mới
Đóng góp ý kiến tại tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho rằng cần sớm ban hành Nghị định về cơ chế hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, tiến tới việc áp dụng chính sách nộp thuế phù hợp cho khu vực này, tương xứng với vai trò và đóng góp thực tế. Bởi lẽ, khu vực hộ kinh doanh hiện đang chiếm khoảng 23,5% GDP của Việt Nam.
Tiếp đó, cần đẩy nhanh việc sửa đổi một số luật quan trọng, bao gồm Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Doanh nghiệp và Luật Phá sản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là tiến tới luật hóa hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp - điều đang rất được cộng đồng doanh nghiệp mong đợi.
Bên cạnh đó, cần triển khai hiệu quả các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai, khoa học – công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, cũng như chuyển đổi theo hướng xanh và bền vững.

Tiếp tục kiến nghị về các giải pháp trọng tâm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần phát triển thị trường tài chính một cách cân bằng hơn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, trong đó cần nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm nay. Đồng thời, cần sớm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM và Đà Nẵng, nhằm tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Cùng với đó, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng ở cấp Trung ương và khởi động lại 28 Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương. Bên cạnh đó, cần sớm thành lập Quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh, trong đó có cơ chế hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Đồng thời, cho phép thúc đẩy mạnh mẽ hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm, bởi vì đây mới là kênh vốn chính cho phát triển khoa học – công nghệ và chuyển đổi số.
Thêm vào đó, cần đặt hàng cho các doanh nghiệp tư nhân lớn thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường kết nối một cách thiết thực, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài,… Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, thống kê và dữ liệu cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng.
Cuối cùng, giải pháp quan trọng nhất mà Nghị quyết 68 đề ra chính là xây dựng đội ngũ doanh nhân có năng lực, có văn hóa, tuân thủ pháp luật và hành xử theo chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
“Đây không chỉ là yêu cầu của thời đại, mà còn là đòi hỏi chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đang đặt ra đối với cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, vị chuyên gia này cho hay.
CEO Vinamilk: Gỡ vướng nhanh cho DN vì lỡ cơ hội sẽ chậm 50 năm
- Tổng Bí thư: 'Phát triển kinh tế tư nhân là mệnh lệnh chính trị' 18/05/2025 01:14
- Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân 19/05/2025 12:00
- Thế hệ kế thừa Trung Quốc – ‘mỏ vàng’ mới của các ngân hàng tư nhân Singapore 21/05/2025 01:15
CEO Vinamilk: Gỡ vướng nhanh cho DN vì lỡ cơ hội sẽ chậm 50 năm
(VNF) - Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, cho rằng khi xảy ra vấn đề doanh nghiệp mong được xử lý, giải quyết nhanh. Nhiều khi có cơ hội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm, còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất 50 năm.
Giá điện bán lẻ mới: Cao nhất gần 4.000 đồng/kWh
(VNF) - Biểu giá bán lẻ điện rút từ 6 xuống còn 5 bậc, cao nhất khoảng 3.967 đồng/kWh. Giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện.
Chuyển Bộ Công an điều tra Bảo Tín Minh Châu vi phạm phòng chống rửa tiền
(VNF) - Bảo Tín Minh Châu bị phát hiện bán vàng với giá cao hơn giá niêm yết và vi phạm một số quy định của pháp luật về hoạt động phòng chống rửa tiền
Có dấu hiệu vi phạm hình sự về kinh doanh vàng tại PNJ, chuyển hồ sơ sang Bộ Công an
(VNF) - NHNN đã chuyển thông tin liên quan đến dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ kế toán và thuế tại PNJ sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định.
Quảng cáo sữa Milo: Nestlé sai luật và dấu hiệu lừa dối khách hàng
(VNF) - Nestlé Milo bị phản ánh sử dụng cụm từ “được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng” trên bao bì và quảng cáo, gây tranh cãi về tính trung thực và đúng luật. Bộ Y tế đã vào cuộc, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an, trong khi doanh nghiệp khẳng định làm đúng quy định.
Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ 1 năm sẽ bị tinh giản?
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất đưa cán bộ, công chức có 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ vào diện tinh giản biên chế, theo dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
'Trinh sát' trận địa pháo hoa quốc tế Đà Nẵng trước ngày khai hỏa
(VNF) - Hai đội Việt Nam và Phần Lan đang hoàn tất công tác chuẩn bị tại “trận địa” pháo hoa bên sông Hàn, sẵn sàng khai hỏa mở màn Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi bị kỷ luật
(VNF) - UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trình Thủ tướng quyết định đầu tư casino Vân Đồn 2 tỷ USD
(VNF) - Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư casino Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với quy mô vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.
Nhận hối lộ 14 tỷ mua biệt thự, cựu Vụ phó Nguyễn Lộc An lĩnh án 11 năm tù
(VNF) - Cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An bị tuyên phạt 11 năm tù về tội nhận hối lộ.
Quốc hội 'chốt' Quỹ nhà ở quốc gia dùng để làm nhà ở xã hội cho thuê
(VNF) - Quỹ nhà ở quốc gia sẽ được dùng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tạo lập nhà ở xã hội để cho thuê.
Thủ tướng đề nghị Mỹ quan tâm hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong đàm phán thuế quan
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị trong quá trình đàm phán, Mỹ quan tâm điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, có cách tiếp cận cân bằng hơn, hướng tới quan hệ thương mại phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Tổng Bí thư: 'Bỏ độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng, mở rộng quyền nhập khẩu'
(VNF) - Tổng Bí thư đề nghị mở rộng quyền nhập khẩu có kiểm soát để tăng cung vàng, góp phần giảm chệnh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.
'TOD là điều bắt buộc nếu muốn phát triển đô thị bền vững'
(VNF) - PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông – Vận tải, Trường ĐH Việt Đức, khẳng định TOD (phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng) là điều bắt buộc nếu muốn phát triển đô thị bền vững.
Phát triển kinh tế tư nhân: ‘Nếu đã mở cao tốc, cần cho số đông đi vào’
(VNF) - Tại Tọa đàm “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân” sáng 28/5 do Báo Tiền Phong tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh Nghị quyết 68 là bước chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, mở “cao tốc” thể chế không chỉ cho một vài doanh nghiệp lớn, mà phải rộng mở để số đông cùng đi.
VCCI đề xuất bỏ loạt rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu gạo
(VNF) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng quy định thương nhân mới phải đảm bảo dự trữ tối thiểu 1.250 tấn gạo có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị buộc phải “ôm hàng” trong khi chưa có hợp đồng xuất khẩu, gây ra rủi ro tài chính lớn.
'Hungary luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất ở Đông Nam Á'
(VNF) - Tổng thống Hungary Sulyok Tamás khẳng định Hungary luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất ở Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.
Bộ trưởng Tài chính: 'Dừng Luật Quy hoạch, Đấu thầu sẽ gây hỗn loạn'
(VNF) - Trước đề xuất tạm dừng Luật Quy hoạch và Luật Đấu thầu, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng phản đối gay gắt, cho rằng nếu không kiểm soát được mà lại dừng luật thì sẽ “hỗn loạn ngay”.
Đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư làm đường sắt
(VNF) - Chính phủ đề xuất khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án đường sắt thông qua hình thức hợp đồng BT, BOT.
Công an xã sau sáp nhập: Có thể tới 60 người, 10 điều tra viên
(VNF) - Sau sáp nhập, nhiều xã có thể có tới 60 công an chính quy, trong đó 6–10 người là điều tra viên. Đây là một phần trong đề xuất tăng cường lực lượng điều tra ở cơ sở, nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các vụ án ngay từ tuyến đầu.
Thống nhất khởi tố, điều tra vụ mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo
(VNF) - Sở Y tế Đồng Nai đã chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm của mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo sang Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra, làm rõ.
‘Thu hồi tài sản vụ Trương Mỹ Lan đủ xây 50% đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam’
(VNF) - Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, trong vụ án Trương Mỹ Lan, thiệt hại ước tính cả triệu tỷ đồng. Số tiền này nếu khắc phục được sẽ có thể đủ xây dựng được 50% tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Đến lượt THACO của ông Trần Bá Dương xin làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
(VNF) - Tập đoàn Trường Hải (THACO) đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
'Xây dựng hệ sinh thái chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân'
(VNF) - TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia khẳng định, trong bối cảnh hiện tại, chính sách tài khóa phải chuyển vai, tức là chuyển từ giải nguy sang kiến tạo. Muốn vậy, phải kết hợp chặt chẽ với tiền tệ, cải cách thể chế và nâng cao năng lực thực thi.
CEO Vinamilk: Gỡ vướng nhanh cho DN vì lỡ cơ hội sẽ chậm 50 năm
(VNF) - Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, cho rằng khi xảy ra vấn đề doanh nghiệp mong được xử lý, giải quyết nhanh. Nhiều khi có cơ hội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm, còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất 50 năm.
Lung linh phố cổ Hoa Lư
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.