'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng 63,2% lên 71,8 tỷ USD, trong khi nguồn cung từ Nga sang Trung Quốc tăng 13,3% lên 83,3 tỷ USD.
Trong tháng 7 và tháng 8, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng 6,8%. Tính riêng tháng 8, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc lên tới 20,8 tỷ USD, với xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga đạt 9,3 tỷ USD và từ Nga sang Trung Quốc là 11,5 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với nhiều đối tác lớn khác lại suy giảm. Cụ thể, kim ngạch thương mại với Mỹ đạt 438,1 tỷ USD (giảm 14,5%), với Nhật Bản là 208 tỷ USD (giảm 12,8%), với Hàn Quốc là 202,4 tỷ USD (giảm 17%).
Dữ liệu hải quan của Trung Quốc cho thấy kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc đại lục với Hồng Kông và Đài Loan cũng giảm so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, giảm 5,9% xuống 177,8 tỷ USD với Hồng Kông và giảm 21,3% xuống 170,2 tỷ USD với Đài Loan.
Tính chung, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng qua giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 3,89 nghìn tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 5,6% xuống còn 2,22 nghìn tỷ USD và nhập khẩu giảm 7,6% xuống còn 1,67 nghìn tỷ USD.
Nga và Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2024 trong bối cảnh căng thẳng leo thang với phương Tây. Một lộ trình liên quan đã được thông qua sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2022.
Trung Quốc giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Nga năm thứ 13 liên tiếp, trong khi Nga nằm trong top 20 đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc nắm giữ 22% thị phần trong thương mại quốc tế của Nga. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm cơ điện và nhập khẩu dầu, than và gỗ từ nước láng giềng Nga.
Ảnh hưởng bởi loạt đòn trừng phạt của phương Tây, Nga đã chuyển nguồn cung dầu và khí đốt từ Tây sang Đông, mà Trung Quốc là một trong những điểm đến chính. Việc cung cấp năng lượng của Nga cho Trung Quốc đã đạt mức chưa từng có. Nga trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc.
Theo hãng tin RT của Nga, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Nga - Trung Quốc được đẩy mạnh nhờ sự thống nhất của hai nước trong việc thực hiện phần lớn các giao dịch bằng đồng nội tệ.
Mới đây, Trợ lý Tổng thống Nga về các vấn đề quốc tế Yuri Ushakov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận lời mời thăm Trung Quốc và dự định sẽ thực hiện vào tháng 10/2023, nhân dịp Trung Quốc tổ chức diễn đàn “Vành đai, con đường”.
Theo Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, hai bên dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa hai nước, cũng như các vấn đề thời sự nổi bật của tình hình quốc tế, khu vực.
Xem thêm >> Việt Nam, Philippines sớm ký hiệp định liên Chính phủ về hợp tác thương mại gạo
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.