'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HoSE: KPF) đã công bố đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Khánh Toàn - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Trong đơn từ nhiệm, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết, lý do rút khỏi các chức vụ đang nắm giữ là vì bận công việc cá nhân. Cùng với đó, ông Toàn cũng uỷ quyền cho ông Nguyễn Quang Huy – Thành viên HĐQT tiếp tục thay mặt tham gia các cuộc họp, cho ý kiến và biểu quyết đối với các vấn đề có liên quan đến khi đơn từ nhiệm của ông được ĐHĐCĐ phê duyệt.
Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Khánh Toàn sinh năm 1979, được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT Koji từ tháng 8/2023. Ông từng công tác tại Sở Công thương Hà Nội (2004 – 2008) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2009 – 2017).
Thời điểm gia nhập Koji, ông Toàn đang là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quản lý tài sản La Paloma và Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Hàng tiêu dùng quốc tế. Sau khi tiếp quản ‘chiếc ghế’ Chủ tịch HĐQT, ông Toàn đã đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu KPF nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại Koji từ mức 0% lên mức 4,93%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, sau nhiều lần đăng ký, vị này vẫn không thể khớp mua mà chỉ có thể nắm giữ 260.000 cổ phiếu KPF, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,42%. Cần biết, một tháng trước khi nộp đơn từ nhiệm, Chủ tịch HĐQT Koji đã thoái sạch số cổ phiếu nói trên.
Loạt động thái của ông Nguyễn Khánh Toàn diễn ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024, trong bối cảnh Koji liên tục ghi nhận biến đổi nhân sự cấp cao và kinh doanh cũng không mấy khả quan. Chỉ tính riêng trong năm 2023, Koji đã thay tới 3 Chủ tịch HĐQT và 3 Tổng giám đốc. Còn tại cuộc họp diễn ra vào ngày 26/6 tới đây, cổ đông Koji cũng sẽ thông qua việc miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT độc lập, Chủ tịch Ủy ban kiểm toán và Quản trị rủi ro đối với ông Nguyễn Trung Kiên - người đã nộp đơn từ nhiệm ngày 27/11/2023.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý I/2024 không ghi nhận bất kỳ đồng doanh thu nào từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong khi đó, khoản doanh thu tài chính 678 triệu đồng (chủ yếu có được từ lãi vay) so với cùng kỳ đã ‘bốc hơi’ tới 93%. Sau khi trang trải các chi phí, lợi nhận sau thuế của Koji chỉ còn vỏn vẹn 83 triệu đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi hơn 10 tỷ đồng.
Nhìn rộng hơn, kể từ khi ông Nguyễn Khánh Toàn nhậm chức Chủ tịch HĐQT vào tháng 8/2023, tình hình kinh doanh của Koji cũng không mấy cải thiện. Doanh nghiệp không thể khắc phục tình trạng ‘trắng’ doanh thu xuất hiện từ quý II/2023, còn lợi nhuận liên tục thụt lùi, thậm chí còn chuyển âm vào III/2023.
Tại ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Koji đạt xấp xỉ 807 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Trong đó, đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 60%, ghi nhận ở mức 483 tỷ đồng. Theo sau là các khoản phải thu về cho vay với 207 tỷ đồng, chủ yếu nằm tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm (gần 80 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu (76 tỷ đồng), Công ty CP Dịch vụ và Công nghiệp Bình Dương (51 tỷ đồng).
Phía bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả ghi nhận ở mức gần 14 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp không có nợ vay tài chính.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.