Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Các cuộc phỏng vấn với 20 người có trình độ đại học ở 5 thành phố hàng đầu của Trung Quốc cho thấy tầng lớp trung lưu và thượng lưu của quốc gia này, một cường quốc tiêu dùng được các thương hiệu toàn cầu nhắm tới, đang thoái trào như thế nào.
Nhóm nhân khẩu học này cho biết họ đang hạn chế chi tiêu cho những thứ không thiết yếu, trì hoãn các khoản mua sắm lớn như nhà, ô tô và dành nhiều tiền tiết kiệm hơn. Ý tưởng cho con cái ra nước ngoài du học cũng phải gạt đi.
Những giám đốc điều hành này, đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và Hàng Châu, được cho là đang ở “đỉnh cao về năng lực chi tiêu”. Theo Bloomberg, nếu họ còn phải hạn chế tiêu pha thì 1,4 tỷ người tiêu dùng khác của Trung Quốc có lẽ cũng lo lắng không kém.
Hãng tin này cho rằng hàng triệu quyết định cắt giảm chi tiêu nhỏ sẽ gây ra những cú sốc lớn đối với các công ty quốc tế từ Starbucks Corp. đến Apple Inc. và Estee Lauder Cos...
Chi tiêu xa xỉ
Tại khu công nghệ cao Zhangjiang ở Thượng Hải, Zhang Mei, một kỹ sư phần mềm 40 tuổi, là một trong hàng triệu người Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực công nghệ, một ngành đang bị chấn động sau loạt động thái siết kiểm soát của chính quyền.
Mặc dù kiếm được khoảng 1,2 triệu nhân dân tệ (170.000 USD) mỗi năm và chồng cô cũng có một công việc tốt nhưng Zhang đã giảm chi tiêu vào các mặt hàng xa xỉ và không thực sự cần thiết. Vài năm trước, các công ty săn đầu người thường xuyên gọi điện với những lời đề nghị có thể tăng lương gấp đôi cho cô. Giờ đây, bà mẹ hai con đã ngừng mua những bộ váy đắt tiền hay giảm bớt thôi thúc phải có những chuyến du lịch cuối tuần tới những nơi như Nhật Bản.
“10 năm nữa, tôi sẽ 50 tuổi và rất có thể nằm trong danh sách bị sa thải”, Zhang chia sẻ.
Trong một báo cáo tiêu dùng gần đây, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey & Co. cho hay kỷ nguyên tăng trưởng bán lẻ hai con số của Trung Quốc “đã kết thúc”.
Daniel Zipser, người đứng đầu mảng tiêu dùng và bán lẻ của công ty tại châu Á, cho biết tâm lý thị trường đang “ở mức thấp nhất mọi thời đại, kèm theo những lo ngại đáng kể về triển vọng kinh tế”.
Cũng tại Thượng Hải, Amanda Lin, 34 tuổi, làm việc trong bộ phận bán sản phẩm tài chính cho một công ty môi giới nhà nước, đã kiếm được hàng triệu nhân dân tệ tiền thưởng hàng năm trong những năm qua. Năm nay, tiền thưởng của cô đã bị cắt giảm đáng kể, điều này khiến cô ấy phải chịu một “cú sốc tâm lý”.
Tracy Mao, nhân viên nhân sự 32 tuổi tại một công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, và chồng cô đã chi rất nhiều tiền trong năm nay sau đám cưới của họ: hàng trăm nghìn nhân dân tệ cho đồ đạc trong nhà, tuần trăng mật ở Nhật Bản và một chiếc máy ảnh Canon trị giá 1.400 USD.
Hiện tại, họ đang hạn chế chi tiêu khi tình trạng sa thải nhân viên ngày càng gia tăng. Bị đè nén bởi cảm giác bất an trong công việc, cả hai đều muốn tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai. Cặp đôi am hiểu công nghệ thậm chí còn trì hoãn việc mua iPhone 15 mới cho đến khi dòng điện thoại này giảm giá.
Ưu tiên thực phẩm
Ngay cả khi phần lớn các nước phát triển cắt giảm chi tiêu cho hàng tạp hóa trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhiều người được phỏng vấn cho biết họ vẫn duy trì ngân sách thực phẩm và trong một số trường hợp còn tăng thêm.
Một số người cho biết đại dịch đã truyền cảm hứng cho sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và thể chất mà thực phẩm chất lượng cao hơn đóng một vai trò quan trọng.
Dong Sihao, cư dân Hàng Châu, người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm, đã bắt đầu mua hàng tại chuỗi siêu thị Sam's Club của Walmart Inc. của Mỹ. Dong đi siêu thị này ít nhất hai lần một tháng và ưa thích những loại trái cây chất lượng với nhiều dinh dưỡng.
Người đàn ông 31 tuổi chia sẻ: “Covid-19 khiến tôi sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho một lối sống lành mạnh hơn. Ăn uống tốt hơn là một phần và đó cũng là một cách để tận hưởng cuộc sống.”
Điều tương tự cũng xảy ra với Mai Mai, 34 tuổi, đang mở những khoá tập thiền. Mặc dù gặp khó khăn hơn về mặt tài chính do khách hàng chậm quay trở lại phòng tập, vợ chồng cô đã tăng ngân sách thực phẩm, phân bổ nhiều hơn cho thịt và sản phẩm tươi sống chất lượng cao hơn. Trong tủ lạnh của cô có nhiều hàng tạp hóa từ Hema Xiansheng, thương hiệu tạp hóa thuộc chuỗi siêu thị Freshippo của Alibaba Group và ít hàng mua hơn từ chợ địa phương.
Hạn chế du học
Bằng đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài từ lâu đã trở thành biểu tượng địa vị của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, một trong những nhóm sinh viên quốc tế lớn nhất trong các trường từ Mỹ đến Úc, và được coi là tấm vé dẫn đến sự nghiệp ổn định ở quê nhà.
Trong khi một số chuyên gia vẫn đang có kế hoạch gửi con ra nước ngoài, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở thanh niên đang làm thay đổi nhận thức về giá trị của bằng tốt nghiệp nước ngoài.
Ngay cả khi Bắc Kinh khuyến khích sinh viên Trung Quốc quay trở lại nước ngoài sau đại dịch, số lượng sinh viên theo học tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ vẫn không thay đổi ở mức khoảng 290.000 trong năm học 2022-2023. Căng thẳng chính trị với Mỹ cũng đang làm giảm đáng kể lượng sinh viên Trung Quốc tới nước này.
Tina Li, một nhiếp ảnh gia tự do 37 tuổi ở Thượng Hải đã kết hôn với một giám đốc điều hành của một hãng sản xuất ô tô, cho biết cô không có ý định gửi con trai mình, hiện đang học tại một trường công, ra nước ngoài học đại học. “Những người đi du học có thể không dễ dàng kiếm được một công việc tốt khi trở về nước”, Li chia sẻ.
Du lịch nội địa
Nhiều người được phỏng vấn cho biết họ sẵn sàng chi tiền cho các chuyến du lịch địa phương và những trải nghiệm khác, một số người gọi đó là cách để mua hạnh phúc trong thời điểm lẽ ra rất căng thẳng.
Anna Liu, huấn luyện viên thể hình 33 tuổi và là bà mẹ đơn thân ở Thâm Quyến, thường kiếm được khoảng 84.000 USD một năm. Cô nhận thấy thu nhập của mình bị sụt giảm sau khi khách hàng giảm khoảng 20% trong năm nay do căng thẳng tài chính.
Nhưng cô ấy là một fan cuồng nhiệt của nhạc pop Quảng Đông và năm 2023 là năm đầu tiên các buổi hòa nhạc trực tiếp quay trở lại sau Covid. Cô đã chi khoảng 7.000 USD tiền vé và khách sạn để tham dự các buổi biểu diễn ở Trung Quốc trong 12 tháng qua.
Bên ngoài Trung Quốc, các điểm du lịch hấp dẫn đang chờ du khách Trung Quốc quay trở lại. Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới ước tính du lịch nước ngoài của Trung Quốc có thể phải đến cuối năm 2024 mới trở lại mức trước đại dịch với năng lực bay, giá vé máy bay cao và những khó khăn trong việc xin thị thực và hộ chiếu.
Dong đến từ Hàng Châu cho biết trong khi hạn chế những chuyến đi xa tốn kém, anh và vợ đã lên kế hoạch cho ít nhất một chuyến du lịch trong nước mỗi tháng. “Trong khi giá vé máy bay nước ngoài hiện tại quá cao, chúng tôi muốn nắm bắt khoảnh khắc và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn”, Dong chia sẻ.
Xem thêm >> Trung Quốc tung chiến dịch trấn áp ‘quan liêu kỹ thuật số’
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.