'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãi tiết kiệm giảm sâu 3-4%
Vietcombank (VCB) vừa cập nhật biểu lãi suất huy động mới, giảm khá mạnh từ hôm nay 14/9. Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất cao nhất hiện nay của Vietcombank chỉ còn 5,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Mức lãi suất này đã giảm 0,3 điểm % so với trước.
Tương tự, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng tại quầy cũng giảm 0,2 điểm % xuống còn 4,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm 0,3 điểm % xuống 3,5%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 1 tháng giữ nguyên 3%/năm. Đối với hình thức tiết kiệm trực tuyến, lãi suất kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng của ngân hàng cũng giảm 0,3 điểm % xuống 5,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng là 4,5%/năm, giảm 0,2 điểm %.
Ngày 14/9, Agribank cũng giảm lãi suất huy động và mức cao nhất còn 5,5%/năm. Cụ thể, ở kỳ hạn 1 tháng, Agribank duy trì lãi suất tiền gửi ở mức 3%/năm; 3 tháng lãi suất 3,5%/năm, giảm 0,3 điểm % so với lần điều chỉnh gần nhất.
Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất tiết kiệm của Agribank được hạ xuống còn 4,5%, giảm 0,2%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi từ 5,8% xuống còn 5,5%/năm tương đương mức điều chỉnh 0,3 %; kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng, Agribank giữ nguyên lãi suất 5,5%/năm.
Không chỉ Vietcombank, Agribank mà hiện lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn đã giảm về tương đương mặt bằng lãi suất tại thời điểm trước dịch Covid-19.
Cụ thể, đối với tiền gửi 3 tháng, nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước không còn là các ngân hàng trả lãi thấp nhất, áp dụng mức khoảng 3,6-38%/năm.
Lãi suất tiết kiệm 6 tháng cao nhất trên thị trường hiện nay là 6,55%/năm được áp dụng tại BacA Bank. Kế đến là BaoVietBank áp dụng mức 6,5%/năm. Còn lãi suất tiết kiệm 6 tháng thấp nhất là 4,7%/năm, được áp dụng tại 4 Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Đồng thời, mức lãi suất này cũng được 4 ngân hàng nhà nước áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 9 tháng.
Điều đáng nói là hiện lãi suất tiết kiệm 12 tháng cao nhất trên thị trường chỉ còn 7%/năm tại ngân hàng Publicbank. Kế đến là BaoVietBank, CBBank, với 6,9%/năm và 6,8%/năm. Còn tại Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank áp dụng mức 5,5 - 5,8%/năm.
Ở nhóm các ngân hàng thương mại tư nhân cũng đã giảm mạnh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng so với vài tháng trước đây. Cụ thể, ABBank chỉ còn áp dụng mức 5%/năm; ACB 5,3%/năm; SeABank 5,5%/năm; Techcombank 5,75%/năm.
Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, trong tháng 8/2023, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại giảm 0,5 điểm % so với cuối tháng 7 về mức 5,9%/năm (giảm gần 2 điểm % so với đầu năm 2023).
Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết, hiện mặt bằng lãi suất huy động đã tiến sát xuống mức thấp trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Lãi suất huy động đi xuống sẽ tạo điều kiện giúp cho lãi suất đi vay hạ dần, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thời gian tới.
Báo cáo vĩ mô tháng 9 vừa được công ty Chứng khoán Rồng Việt công bố cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã giảm 150-250 điểm cơ bản, tùy kỳ hạn và đã giảm sâu hơn mức giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý trong tháng 8, lãi suất huy động đã có một nhịp giảm mạnh. Theo đó, nhóm quốc doanh giảm 30-50 điểm, các ngân hàng tư nhân giảm 50-100 điểm.
Mặt bằng lãi suất giảm mạnh sẽ kích hoạt tiếp đà giảm lãi suất cho vay, từ đó giúp tăng trưởng tín dụng cải thiện trong các tháng tới. Các ngân hàng cũng đã thực hiện giảm thêm 1,5-2% ãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới.
Theo giới chuyên gia, đà giảm của lãi suất huy động tiếp tục được thúc đẩy bởi tình trạng dư thừa thanh khoản hệ thống, trong bối cảnh cầu tín dụng yếu cũng như Chính phủ mở rộng chính sách tài khóa.
Trước đó, NHNN cũng đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành từ 0,5-2% trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Qua đó, tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chỉ ở mức 4%/năm. Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VNĐ đã giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022.
Các ngân hàng đã chủ động điều chỉnh và triển khai chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3 % tùy đối tượng khách hàng đối với khoản vay mới.
Tiền nhàn rỗi vẫn vào ngân hàng
Mặc dù lãi suất tiết kiệm giảm sau kể từ sau khi Ngân hàng Nhà Nước 4 lần giảm lãi suất điều hành, nhưng gửi tiền vào ngân hàng gần như rủi ro bằng không nên vẫn thu hút người dân gửi tiết kiệm, nguồn tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào nhà băng.
Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6, tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng tiếp tục tăng lên, bất chấp lãi suất huy động giảm sâu và thị trường chứng khoán sôi động.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước đưa ra, tính đến cuối tháng 6/2023, tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng tiếp tục tăng lên, bất chấp lãi suất huy động giảm sâu. Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đến cuối tháng 6 đạt 6,38 triệu tỷ đồng, tăng 8,82% so với cuối năm 2022.
So với tháng 5/2023, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tháng 6 đã tăng thêm 35.341 tỷ đồng. So với cuối năm 2022, số tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng đã tăng thêm hơn 429.000 tỷ đồng.
Còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đã lấy lại mốc của cuối năm ngoái sau 5 tháng giảm. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thống kê, tính đến cuối tháng 6 vừa qua, lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt hơn 5,98 triệu tỷ đồng.
Thống kê tại 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính cho thấy, dù lãi suất huy động đã giảm sâu, song tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng tại các nhà băng lại tăng trở lại.
Cụ thể, tính đến 30/06/2023, các nhà băng trên sàn chứng khoán ghi nhận tổng số dư tiền gửi khách hàng là gần 9,01 triệu tỷ, tăng gần 367 nghìn tỷ đồng (~4,2%) so với cuối tháng 3/2023. Trong khi hồi quý I/2023, tốc độ tăng trưởng tiền gửi chỉ là gần 310 nghìn tỷ đồng (3,7%).
Giới phân tích cho rằng, một khi mặ bằng lãi suất giảm tiết kiệm giúp người dân có cơ hội đầu tư, đầu cơ vào những kênh sinh lời tốt. Tuy nhiên, một khi kinh tế hồi phục, các kênh đầu tư tăng trở lại, trong khi lãi suất giảm sâu sẽ khiến dòng tiền tiết kiệm chuyển hướng. Tức nơi đầu tư nào mang lại lãi suất sinh lời cao sẽ có sự hiện diện dòng tiền của nhà đầu tư.
Còn hiện nay, khi tín dụng tăng trưởng chậm, tiền gửi vào nhà băng tăng có khi lại áp lực cho ngân hàng. Vì thậm chí nhiều khách hàng không vay mới mà còn trả nợ cũ trước hạn.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng khá khiêm tốn, tính đến cuối tháng 7/2023 tăng 4,56% so với cuối năm 2022, nhưng giảm so với mức tăng 4,7% đến cuối tháng 6/2023.
Mặc dù tín dụng đã hồi phục trở lại trong tháng 8/2023 khi tính đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%), song vẫn còn xa so với mục tiêu ngành đề ra năm nay là 13-14%.
Các dự báo đưa ra từ chuyên gia tài chính - kinh tế, tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ vào khoảng 12-13%. Bởi dù các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay, nhưng do nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều thách thức khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu khi doanh nghiệp không có nhiều kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh.
(Theo Đầu Tư Online)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.