'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý các ngân hàng yếu kém
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023 diễn ra vào ngày 9/9, Thủ tướng yêu cầu NHNN tập trung tháo gỡ nút thắt vốn tín dụng; khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định, điều kiện, thủ tục cho vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp vào các lĩnh vực ưu tiên.
Thủ tướng lưu ý NHNN phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư để cho vay tín chấp với giá trị phù hợp, góp phần giảm tín dụng đen; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay; thực hiện hiệu quả các gói tín dụng chính sách (trong đó có 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 15.000 tỷ đồng cho ngành hàng đồ gỗ, thuỷ sản…).
Đặc biệt, Thủ tướng giao NHNN đẩy mạnh xử lý các ngân hàng yếu kém, mua bắt buộc theo chủ trương được cấp có thẩm quyền đồng ý, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2023.
>> Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý các ngân hàng yếu kém
Phó Thống đốc lo 'chữa bệnh thừa tiền' cho ngân hàng
Tại cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì, diễn ra vào sáng 7/9, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. Ông Tú ví von, hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.
Dù NHNN cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng; ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay". Đây là vấn đề rất khó!
>> Xem thêm: Tồn kho lớn, Phó Thống đốc lo 'chữa bệnh thừa tiền' cho ngân hàng
Lãi suất cho vay còn giảm tiếp
Hiện lãi suất cho vay bình quân đã về ngưỡng 8%/năm, tức là giảm 3% so với cuối năm 2022. Các ngân hàng kết hợp với đẩy mạnh và kích thích cho vay, trở thành động lực để các doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường.
"Các ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay khoảng 0,2-2,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2023, tùy đối tượng khách hàng và lĩnh vực. Với tác động của độ trễ chính sách và cam kết giảm lãi suất, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới", NHNN khẳng định.
Với thực tế này, nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính nhận định, mặt bằng lãi suất từ giờ đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm, đặc biệt lãi suất cho vay có thể giảm nhanh hơn.
>> Xem thêm: Lãi suất cho vay về sát 8%, 4 tháng cuối năm sẽ giảm tiếp
Lãi suất điều hành khó giảm thêm?
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 9/2023 có thể không tạo ra nhiều áp lực thanh khoản đối với hệ thống.
Trong khi đó, lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn rất chậm.
Còn TS Trần Hùng Sơn, Giảng viên Trường đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, nếu lúc này, Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành cũng là một động thái và tín hiệu cho thấy, mong muốn của cơ quan quản lý, còn tác động đối với thị trường sẽ không lớn nếu lãi suất điều hành giảm thêm.
>> Xem thêm: Lãi suất điều hành khó giảm thêm?
Cùng quan điểm, TS. Châu Đình Linh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, dư địa để tiếp tục giảm lãi suất điều hành không còn nhiều. Thay vào đó, cần tiếp tục hài hoà các công cụ tài khoá để hỗ trợ hiệu quả cho sự phục hồi của doanh nghiệp.
Theo ông Linh, nếu hạ lãi suất có thể hỗ trợ doanh nghiệp, giúp khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, nhưng thách thức đến từ lạm phát, tỷ giá đang dần hiện hữu.
>> Xem thêm: Dư địa giảm lãi suất không còn nhiều
Ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay, tín dụng xanh vẫn tắc đầu ra
Tín dụng xanh là định hướng mà NHNN đặt ra cho các ngân hàng thương mại những năm gần đây. Tín hiệu đáng mừng là hiện nay, nhiều ngân hàng tư nhân cũng đã tham gia “sân chơi” này, thậm chí một số nhà băng đã xây dựng khung khoản vay bền vững cũng như quy trình thẩm định tín dụng xanh.
Đến nay có tới 40 tổ chức tín dụng cấp "vốn xanh" với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5 - 1%/năm so với thông thường, để cho vay các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống mà không gây ảnh hưởng xấu hoặc có khả năng bảo vệ tài nguyên, môi trường, xã hội.
Do yêu cầu cấp thiết của thị trường, nhiều doanh nghiệp rất cần tín dụng xanh để chuyển đổi sản xuất xanh, các ngân hàng thương mại cũng đã và đang tích cực tham gia vào “sân chơi” này. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay là thiếu hành lang pháp lý khiến dòng tín dụng xanh chưa thể chảy mạnh.
>> Xem thêm: Ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay, tín dụng xanh vẫn tắc đầu ra
2 yếu tố có thể kích hoạt làn sóng tăng của cổ phiếu ngân hàng
Giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết đã có sự phục hồi khá ấn tượng, trung bình khoảng 48% kể từ vùng đáy vào tháng 11/2022. Tuy nhiên, so với nhiều nhóm ngành khác như chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, đà tăng này còn khá khiêm tốn và chưa phải là nhóm dẫn dắt.
Khi yếu tố kìm hãm đà tăng này dần kém hiệu lực, 2 yếu tố quan trọng có thể kịch hoạt đà tăng của cổ phiếu ngân hàng. Thứ nhất là việc lợi nhuận ngân hàng tạo đáy và đi lên. Yếu tố thứ hai có thể kích hoạt đà tăng của cổ phiếu ngân hàng là định giá tương đối hấp dẫn.
>> Xem thêm: 2 yếu tố có thể kích hoạt làn sóng tăng của cổ phiếu ngân hàng
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm mạnh
Số liệu từ NHNN cho thấy, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/7/2023 ở mức hơn 18.442.412 tỷ đồng, giảm 327.488 tỷ đồng so với cuối tháng 6, tương đương giảm 1,7%.
Trong đó, so với cuối quý II, tài sản của các ngân hàng thương mại Nhà nước giảm hơn 157.000 tỷ đồng, xuống còn 7,501 triệu tỷ đồng, tức giảm 2,1%. Tài sản các ngân hàng thương mại cổ phần giảm gần 127.200 tỷ đồng xuống còn gần 8,382 triệu tỷ đồng (tương đương giảm 1,5%).
Ngoài ra, khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài và công ty tài chính, cho thuê cũng có quy mô tài sản giảm gần 45.200 tỷ đồng và 6.000 tỷ đồng trong tháng 7.
>> Xem thêm: Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm mạnh
Lãi suất chỉ từ 5,6%/năm: Vay trả nợ ngân hàng khác không hề dễ dàng
Gần đây, thông tin nhiều ngân hàng cho khách hàng vay để trả nợ ngân hàng khác với lãi suất thấp chỉ từ 5,6%/năm thu hút được sự quan tâm của nhiều người trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Nhiều khách hàng đang chịu mức lãi suất vay từ 12-17%/năm.
Động thái này diễn ra ngay sau khi Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/9.
Với việc vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác, người dân có thể được hưởng lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, khó có việc khách hàng ào ạt chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác do các ngân hàng cũng sẽ cố gắng giữ lại khách hàng tốt bằng việc cạnh tranh giảm lãi suất, các chương trình ưu đãi. Hơn nữa, việc này cũng không dễ dàng do khoản lãi phạt đắt đỏ và thủ tục không hề đơn giản.
>> Xem thêm: Lãi suất chỉ từ 5,6%/năm: Vay trả nợ ngân hàng khác không hề dễ dàng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.