Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) đã có văn bản số 35/BC-KCN báo cáo tình hình doanh nghiệp lắp đặt, hợp tác, cho thuê bán điện năng lượng mặt trời trên mái trong KCN Lộc Sơn.
Theo báo cáo, trong KCN Lộc Sơn hiện có 3 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng, cho các doanh nghiệp khác bên ngoài thuê đầu tư và khai thác điện mặt trời nhưng chưa được cơ quan chức năng cấp phép, gồm: Công ty Cổ phần công nghệ Xanh Lộc Châu, Công ty Cổ phần Intimex Bảo Lộc và Công ty Cổ phần Vinasorlar Bảo Lộc.
Trong đó, Công ty Cổ phần công nghệ Xanh Lộc Châu đã hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Incom Sài Gòn lắp đặt hệ thống điện trên mái và đấu nối với Công ty Điện lực Lâm Đồng vào tháng 12/2020, quy mô công suất gần 1.000 kWp (kWp là đơn vị tính công suất điện mặt trời, 1 kWp hoạt động với công suất tối đa trong 1 giờ sẽ tạo ra 1 kWh điện).
Điều đáng nói, công trình hệ thống điện trên mái đã được thẩm tra kết cấu công trình và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy (thuộc Công ty Cổ Phần công nghệ Xanh Lộc Châu) nhưng chưa được cấp phép xây dựng và điểu chỉnh bổ sung mục tiêu hệ thống điện trên mái cho ngành nghề đầu tư. Số điện sản xuất được, doanh nghiệp sử dụng sản xuất gạch và phần dư bán cho Công ty Điện lực Lâm Đồng.
Đối với Công ty Cổ Phần Intimex Bảo Lộc, công ty này cho Công ty TNHH MTV Vĩnh Thịnh (bên thứ 3, doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp) thuê mái nhà xưởng để lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời diện tích khoảng 4.000m2, quy mô công suất 684 KWP.
Công trình này đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy nhưng chưa được cấp phép xây dựng. Do đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp yêu cầu Công ty Cổ phần Intimex Bảo Lộc thanh lý hợp đồng cho thuê lại mái nhà xưởng với Công ty TNHH MTV Vĩnh Thịnh, tháo gỡ toàn bộ hệ thống điện năng lượng mặt trời tại đây.
Còn Công ty Cổ Phần Vinasolar Bảo Lộc đã lắp dựng tấm năng lượng có công suất khai thác 1.148,4 KWP, diện tích tấm năng lượng trên mái khoảng 5.900m2, đã thực hiện đấu nối với Điện lực Lâm Đồng từ ngày 17/11/2020. Hệ thống điện này chưa được cấp phép xây dựng và điểu chỉnh bổ sung mục tiêu hệ thống điện trên mái cho ngành nghề đầu tư.
Công ty Cổ Phần Vinasolar Bảo Lộc còn hợp tác Công ty Cổ phần Jinca Việt Nam lắp dựng tấm năng lượng có công suất khai thác 1.140,5kWp, diện tích tấm năng lượng trên mái khoảng 6.300m2, đã thực hiện đấu nối với Điện lực Lâm Đồng ngày 24/12/2020. Hệ thống điện mặt trời trên mái đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy nhưng hệ thống điện này chưa được cấp phép xây dựng.
Chưa hết, Công ty Cổ Phần Vinasolar Bảo Lộc còn hợp tác với Công ty Cổ phần Resun Việt Nam lắp dựng tấm năng lượng có công suất khai thác 1.148,4kWp, diện tích tấm năng lượng trên mái khoảng 6.000m2, đã thực hiện đấu nối với Điện lực Lâm Đồng ngày 17/11/2020. Hệ thống điện mặt trời trên mái đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy nhưng chưa được cấp phép xây dựng.
Trước những bất cập nêu trên, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ rà soát các quy định để xem xét thu hồi dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinasolar Bảo Lộc theo quy định của pháp luật.
Liên quan tới vụ việc này, cung cấp thông tin tới báo chí, Công ty Điện Lực Lâm Đồng cho biết công ty luôn tuân thủ đúng theo quyết định về chủ trương của Chính phủ, thông tư của Bộ Công Thương, quy định, hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Nam.
Công ty Điện lực Lâm Đồng cũng cho biết trong quá trình triển khai thực hiện, công ty đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an Phòng cháy chữa cháy, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng để có hướng dẫn về những thủ tục liên quan đến quy hoạch và sử dụng đất, đầu tư xây dựng, hoạt động kinh tế trang trại, an toàn công trình xây dựng phòng chống cháy nổ đối với điện mặt trời mái nhà theo quy định, qua đó giúp các chủ đầu tư có cơ sở tuân thủ thực hiện và giúp việc triển khai hợp đồng mua, bán điện mặt trời mái nhà trên địa bàn đảm bảo đúng quy định.
Theo tìm hiểu, vào tháng 2/2021, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng từng tiến hành kiểm tra công tác xây dựng nhà xưởng của Công ty Cổ phẩn Vinasolar Bảo Lộc, tại lô CN6 (khu công nghiệp Lộc Sơn). Kết quả kiểm tra cho thấy Công ty Vinasolar Bảo Lộc có các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng và dự án đầu tư trái với thiết kế đã được phê duyệt. Cụ thể, Công ty Vinasolar đã tự ý đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không phép trên mái 2 dãy nhà xưởng. Trong khi đó, dự án được cấp phép của Công ty Vinasolar Bảo Lộc là đầu tư sản xuất lưới thép và gia công khung kèo thép tiền chế. Do đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng từng có công văn gửi Công ty Điện lực Lâm Đồng đề nghị không đấu nối và mua điện của Công ty Vinasolar Bảo Lộc; cùng với đó, yêu cầu này tháo dỡ, di dời các trang thiết bị, máy móc liên quan đến toàn bộ hệ thống điện năng lượng mặt trời đã lắp đặt ra khỏi dự án được cấp phép theo quy định. |
Xem thêm: Lâm Đồng: Xem xét thu hồi dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinasolar Bảo Lộc
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.