Làng đại học Đà Nẵng 8.600 tỷ: Bế tắc 27 năm, chưa biết bao giờ mới thông
Khánh Hồng -
12/04/2024 00:07 (GMT+7)
(VNF) - Dự án Làng đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 27 năm, dự án vẫn chưa ra hình hài do vướng mắc về nguồn vốn và nhiều vấn đề liên quan.
Dự án “treo” hơn 1/4 thế kỷ
Dự án Làng đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 với quy mô 300ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.600 tỷ đồng. Dự án có 190ha thuộc địa bàn phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) và 110ha thuộc phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).
Tuy nhiên, sau 27 năm, dự án mới triển khai được một phần thuộc địa bàn TP. Đà Nẵng. Phần lớn còn lại của dự án vẫn trong tình trạng “treo”. Nhiều vị trí chưa được xây dựng nên hoang hóa, cỏ mọc um tùm. Nhiều ngôi nhà cấp 4 xuống cấp nghiêm trọng, cũ kỹ và nhếch nhác.
Người dân trong vùng dự án nhiều năm qua sống trong khổ sở và mong ngóng sớm được bố trí tái định cư để ổn định cuộc sống.
Dự án Làng đại học Đà Nẵng sau 27 năm mới triển khai một phần nhỏ ở Đà Nẵng.
Theo UBND quận Ngũ Hành Sơn, diện tích dự án thuộc địa bàn Đà Nẵng đã giải phóng mặt bằng các giai đoạn trước 39ha. Hiện đang giải phóng mặt bằng 40ha và dự kiến hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 30/4. Còn lại khoảng 30ha sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng trong giai đoạn tiếp theo.
Trong khi đó, phía địa bàn phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), hàng ngàn hộ dân nằm trong khu vực dự án vẫn đang sống trong cảnh nhà cửa xập xệ, xuống cấp. Dự án kéo dài quá lâu khiến người dân nơi gặp không ít khó khăn bởi không thể sửa chữa nhà cửa, không thể tách thửa chia đất cho con xây nhà ở…
Dự án "treo" suốt nhiều năm khiến người dân sống trong vùng dự án vô cùng khổ sở.
Ông Nguyễn Để (66 tuổi, ngụ khối phố Tứ Hà, phường Điện Ngọc) cho biết, gia đình ông có 7.000m2 đất thổ cư nhưng nhiều năm qua không thể tách thửa cho con xây nhà bởi nằm trong khu vực của dự án. Ông Để mong dự án sớm được triển khai để gia đình ông ổn định cuộc sống.
Ông Trương Hà, Trưởng khối phố Tứ Hà (phường Điện Ngọc) cho hay, dự án “treo” 27 năm là quá dài, người dân nơi đây vô cùng thiệt thòi khi mang tiếng sống ở khu đô thị nhưng đường sá vẫn là đường đất, bụi bặm. Nguyện vọng của người dân là triển khai dự án càng sớm càng tốt.
Thiếu tiền, thiếu đất tái định cư
Báo cáo của UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cho hay, phần diện tích cần giải phóng mặt bằng là 170/190ha, liên quan đến 1.845 hộ dân. Trong đó có 1.375 hộ ảnh hưởng đất ở, cần 3.155 lô đất tái định cư trên diện tích hơn 100ha. Đến nay, Quảng Nam mới chỉ triển khai hơn 1ha khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do đường bao dự án.
Hiện khu vực Đà Nẵng đã giải phóng mặt bằng được nhiều diện tích, trong khi đó ở Quảng Nam vẫn chưa thể triển khai do vướng mắc về vốn.
Theo tính toán của Quảng Nam, kinh phí xây dựng khu tái định cư (dự tính theo suất đầu tư của Bộ Xây dựng) và bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực này sẽ cần đến gần 4.000 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này rất khó có để có thể thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cho biết, tỉnh Quảng Nam đã có đề xuất đối với Chính phủ về dự án Làng đại học Đà Nẵng. Theo đó, nếu Chính phủ quyết tâm thực hiện sớm dự án thì có thể bố trí vốn giải phóng mặt bằng, Quảng Nam cam kết sẽ bàn giao mặt bằng trước năm 2030.
Trường hợp nếu không thể bố trí vốn thì xem xét điều chỉnh khu vực này, chỉ giải phóng khoảng 50ha khu vực thuận lợi để Đại học Đà Nẵng xây dựng các công trình phụ trợ. Phần còn lại sẽ chỉnh trang, tạo điều kiện cho người dân thực hiện, thị xã cũng dễ dàng đầu tư các công trình phục vụ nhân dân.
(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",
(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",