Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố, kể từ đầu mùa dịch đến nay, UBND thành phố tổ chức 5 cuộc họp liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, với tinh thần chỉ đạo là bảo đảm chất lượng, xuất xứ, giá thành của thiết bị, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Tại cuộc họp ngày 24/4 về nội dung này, UBND thành phố giao Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính rà soát lại toàn bộ quy trình các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, tránh để xảy ra sai phạm.
Giám đốc Sở Y tế Phạm Thu Xanh cũng cho biết ngày 20/4, Sở có báo cáo gửi UBND thành phố và Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) về kết quả mua sắm hệ thống máy Realtime PCR tự động. Cụ thể, hiện tại Sở Y tế chưa thực hiện mua sắm hệ thống máy Realtime PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.
Trước đó, ngày 6/3, UBND thành phố ban hành Quyết định số 656 về việc phân bổ kinh phí mua sắm hệ thống máy xét nghiệm tự động chẩn đoán Virus Corona chủng mới. Đến nay, Sở Y tế đang triển khai các thủ tục để thực hiện việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm tự động nói trên.
Cũng theo Sở Y tế, máy xét nghiệm Realtime PCR hiện Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đang sử dụng là đi mượn của Công ty TNHH Y tế Phương Đông để đáp ứng yêu cầu số lượng mẫu cần xét nghiệm trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Trước đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) có kết quả điều tra ban đầu về hành vi sai phạm của ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC TP. Hà Nội.
Theo kết quả điều tra, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội mua sắm một số hệ thống Realtime PCR tự động nhằm phục vụ nhu cầu xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19. Hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống Covid-19 khi nhập về Việt Nam chỉ có giá nhập về khoảng 2,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhập khẩu đã "bắt tay" với CDC Hà Nội và nâng giá lên tới 7 tỷ đồng.
Liên quan đến thông tin báo chí phản ánh về việc tỉnh Quảng Nam đầu tư mua hệ thống xét nghiệm Covid-19 với giá 7,2 tỷ đồng, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính báo cáo chi tiết sau ngày 3/5 tới.
"Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra tỉnh sẽ thực hiện thanh tra toàn bộ việc mua sắm máy xét nghiệm Covid-19. Nếu có sai phạm sẽ xử lý theo quy định. Trước mắt, tỉnh cần tập trung cho công tác phòng chống dịch nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho nhân dân", ông Thanh nói.
Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động theo hình thức chỉ định thầu với giá 7,2 tỷ đồng trang bị cho CDC Quảng Nam là do UBND tỉnh quyết định. Thủ tục đàng hoàng chứ không phải Sở Y tế tự mua. Đúng sai thế nào thì sẽ được làm rõ".
Trước đó, ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) đưa vào vận hành hệ thống máy xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Khi so sánh với con số 7 tỷ đồng mà CDC Hà Nội bỏ ra thì cái giá Quảng Nam trả cho thiết bị này lên tới 7,2 tỷ đồng. Điều này đang đặt ra nghi vấn liệu Quảng Nam có mua máy xét nghiệm với giá "trên trời"?
Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Chí Thành vừa có văn bản gửi Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để truyền đạt ý kiến của bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ninh rà soát toàn bộ hồ sơ, thủ tục liên quan việc mua sắm máy Realtime PCR tự động để xét nghiệm Covid-19 và các thiết bị y tế được đầu tư trong dịp này, báo cáo thường trực Tỉnh ủy và Ban thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 30/4.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng yêu cầu UBND tỉnh giao thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng nguồn ngân sách phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Quảng Ninh là một trong những địa phương đã đầu tư nhiều thiết bị y tế để chống dịch, trong đó có một hệ thống xét nghiệm Realtime PCR được dư luận quan tâm về mức giá và hình thức mua sắm chỉ định thầu.
Theo thông tin ban đầu, hợp đồng ban đầu được ký ngày 1/3 giữa Sở Y tế Quảng Ninh và liên danh nhà thầu (Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu y tế Việt và Công ty Cổ phần thiết bị y tế Ánh Sao) là 8,4 tỷ đồng.
Mức giá này dựa trên kết quả thẩm định của Công ty Cổ phần Thẩm định giá Quảng Ninh và Sở Tài chính Quảng Ninh thẩm định mức 8,4 tỷ để mua hệ thống xét nghiệm Qiagen.
Đến ngày 15/3, C03 Bộ Công an đã làm việc với Quảng Ninh về việc mua hệ thống xét nghiệm. Ngày 23/3, Sở Y tế đã ký phụ lục hợp đồng với nhà thầu, giá giảm còn 7 tỷ (giảm 1,4 tỷ). Ngày 19/3, Sở Y tế đã chuyển tạm ứng 4,2 tỷ đồng, nhưng ngày 21/4 nhà thầu đã hoàn trả số tạm ứng này cho Sở Y tế.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ninh cho biết giá hệ thống này hiện chỉ còn 5,2 tỷ, tức là đã được giảm tiếp thêm 1,8 tỷ so với phụ lục ngày 23/3.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có văn bản gửi các bệnh viện, sở y tế, đơn vị trực thuộc, yêu cầu báo cáo toàn bộ các hợp đồng mua thiết bị xét nghiệm tự động Realtime PCR của hãng Quiagen, Đức.
Nội dung báo cáo bao gồm toàn bộ các hợp đồng mua thiết bị xét nghiệm từ 1/3/2018 đến 29/2/2020. Báo cáo phải gửi về Bộ trước ngày 28/4.
Đây là văn bản thứ hai liên quan đến nội dung này của Bộ Y tế, sau khi đã có hàng loạt trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành bị tố mua thiết bị xét nghiệm giá "khủng", đội giá gấp 2 lần hoặc cao hơn so với giá thông thường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.