Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Hôm nay (12/3), vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần với giá niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 67,6- 69,4 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với đỉnh mức 74,4 triệu đồng/lượng vào ngày 8/3, giá vàng đã giảm 5 triệu đồng/lượng. Còn so với 1 tuần trước, giá vàng trong nước hôm nay đã giảm nhẹ 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
So với mức giá ở phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, giá vàng SJC giao dịch ở mức 61 triệu đồng/lượng. Trừ chênh lệch giá mua- bán, đến thời điểm này nhà đầu tư lãi hơn 6,5 triệu đồng/lượng trong vòng 3 tháng.
Giá vàng thế giới ngày 12/3 đang ở mức 1.991,6 USD/ouce, tăng 18 USD/ounce so với 1 tuần trước. Trong tuần, có thời điểm giá vàng đã đạt đỉnh 2.073 USD/ounce.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng được điều chỉnh tăng mạnh, mua bán quanh mức 55,8- 56,8 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước.
Trong tuần qua, giá vàng trong nước đã nhiều phiên biến động dữ dội, liên lục lên đỉnh kỷ lục mới và ghi nhận mức đỉnh cao nhất từ trước đến nay ở 74,4 triệu đồng/lượng vào sáng ngày 8/3.
Đáng chú ý, khoảng cách chênh lệch giá mua vào - bán ra của vàng SJC hôm nay được giữ ở mức 1,8 triệu đồng/lượng, gấp 3 lần so với mức trung bình các tuần trước. Mức chênh lệch này cũng là khoảng cách kỷ lục từ trước đến nay và cũng thể hiện mức độ biến động dữ dội của giá vàng nên các công ty phải kéo giãn khoảng cách mua vào- bán ra để đảm bảo an toàn cho người kinh doanh vàng.
Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và vàng trong nước hôm nay cũng biến động theo giá vàng. Quy đổi theo tỷ giá, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC hơn 15 triệu đồng/lượng.
Quyết định về lãi suất của Fed và diễn biến xung đột Nga-Ukraine sẽ chi phối xu hướng giá vàng thế giới trong tuần tới. Giá vàng thế giới đêm qua có lúc giảm mạnh 38 USD/ounce, từ 1.995 USD/ounce xuống còn 1.957 USD/ounce lúc 21 giờ ngày 11/3. Sau đó, với các thông tin lạm phát toàn cầu, nhiều người dồn vốn vào vàng để bảo toàn vốn. Giá vàng giành lại 33 USD/ounce, từ 1.957 USD/ounce vọt lên 1.990 USD/ounce lúc 1 giờ ngày 12/3. Giá vàng thế giới gần như đi ngang rồi đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.992 USD/ounce.
Chuyên gia phân tích cấp cao của chuyên trang về kim loại quý Kitco cho rằng, lạm phát và tình hình địa chính trị đang hỗ trợ giá vàng.
Trong kết quả mới nhất của cuộc khảo sát thị trường vàng hàng tuần của Kitco News, nhiều nhà phân tích cho rằng, trong khi vàng được dự báo sẽ tăng cao hơn, việc kim loại quý này đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại mới trong ngày trên 2.000 USD/ounce có thể là một dấu hiệu cho thấy vàng bị khai thác quá mức.
Tuần này, trong 18 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát vàng của Kitco News, 8 người (khoảng 44%) dự báo giá vàng tăng vào tuần tới; 3 nhà phân tích (17%) dự báo giá vàng giảm; có tới 7 người còn lại (39%) cho ý kiến trung lập về giá vàng tuần tới.
Trong khi đó, với 1.013 phiếu bầu đã được thực hiện trong các cuộc thăm dò trực tuyến trên Phố Main, 634 người được hỏi (63%) tin tưởng vàng sẽ tăng giá vào tuần tới; 223 người khác (22%) cho rằng giá vàng sẽ thấp hơn; trong khi 156 (15%) cho ý kiến trung lập.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.