Lập sàn cho startup: Để các kỳ lân công nghệ không phải qua Singapore IPO gọi vốn
(VNF) - Theo chuyên gia, nếu Việt Nam có một sàn chứng khoán riêng dành cho startup, điều này có thể giúp giữ chân các công ty khởi nghiệp trong nước, đồng thời mở ra cơ hội cho các kỳ lân công nghệ niêm yết nội địa.
Tính khả thi của sàn giao dịch cho startup
Trong xu thế đổi mới sáng tạo đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của hệ sinh thái khởi nghiệp với khoảng 4.000 startup ra đời, hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI), y tế, giáo dục,...
Hầu hết các startup có tiềm năng lớn đều tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài hoặc lựa chọn đăng ký kinh doanh tại các thị trường có hạ tầng tài chính phát triển như Singapore hay Mỹ, thay vì ở lại trong nước. Điều này không chỉ gây ra tình trạng “chảy máu chất xám” mà còn khiến Việt Nam bỏ lỡ cơ hội giữ chân các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện cũng thiếu vắng các doanh nghiệp từ lĩnh vực fintech – một xu hướng đang dẫn dắt nền kinh tế số ở nhiều quốc gia – khiến cơ cấu ngành trên sàn chưa thực sự cân đối.

Trong bối cảnh đó, một số ý kiến góp ý cho dự thảo nghị quyết phát triển trung tâm tài chính quốc tế đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch riêng cho startup. Theo bà Nguyễn Thanh Thảo, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Thiên Việt (TVS), đây là một bước đi đột phá, có thể mở rộng cánh cửa huy động vốn qua kênh đại chúng cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
“Hiện tại, nhiều startup Việt Nam lựa chọn đăng ký kinh doanh tại Singapore hoặc Mỹ do khả năng tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thủ tục pháp lý thuận lợi và môi trường đầu tư minh bạch. Nếu Việt Nam có một sàn chứng khoán riêng dành cho startup, điều này có thể giúp giữ chân các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước, đồng thời mở ra cơ hội cho các kỳ lân công nghệ niêm yết nội địa”, bà Thảo nhận định.
Nhiều trung tâm tài chính lớn như New York, London, Hong Kong, Singapore đã phát triển mô hình sàn riêng cho startup, đi kèm điều kiện niêm yết linh hoạt và cơ chế hỗ trợ tài chính đặc thù. Ngược lại, tại Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả cho nhóm doanh nghiệp này. Trong vòng 10 năm qua, dù hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển nhanh chóng, vẫn chưa có startup nào IPO trong nước. Trái lại, một số doanh nghiệp lựa chọn ra nước ngoài để niêm yết, điển hình là Hybrid Technologies – thành lập tại Việt Nam năm 2016 và IPO trên sàn Tokyo năm 2021.
Theo đại diện của TVS, nếu Việt Nam xây dựng thành công một sàn giao dịch riêng cho startup, hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước sẽ có cơ hội mở rộng mạnh mẽ, khi dòng vốn được giữ lại trong nước và doanh nghiệp có thể tận dụng sự hỗ trợ từ Chính phủ. Đồng thời, các quỹ đầu tư trong nước cũng sẽ có thêm cơ hội tham gia vào các thương vụ IPO, thay vì để startup Việt Nam phải tìm đến các sàn giao dịch quốc tế.
Tuy nhiên, bà Thảo cũng nhấn mạnh rằng, tính khả thi của đề xuất này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là khung pháp lý, khả năng thu hút vốn và tính thanh khoản của thị trường. Việc xây dựng một sàn giao dịch mới sẽ cần vài năm để hoàn thiện các quy định pháp lý, hệ thống giao dịch và cơ chế kiểm soát rủi ro.
Hiện tại, nhiều startup và kỳ lân công nghệ như MoMo, VNLife, Sky Mavis, Tiki, Coolmate… vẫn chưa IPO hay niêm yết tại Việt Nam, dù một số đã hé lộ kế hoạch. Tuy nhiên, thị trường toàn cầu đang trầm lắng sau giai đoạn bùng nổ, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như suy giảm kinh tế, khác biệt chính sách tài khóa – tiền tệ giữa các quốc gia, căng thẳng địa chính trị, làn sóng chuyển đổi số và tiêu chuẩn đầu tư ESG. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp vẫn đang cân nhắc thời điểm phù hợp để IPO.
Thu hút startup toàn cầu
Theo giới phân tích, để sàn giao dịch startup vận hành hiệu quả, Việt Nam không chỉ cần thu hút các startup trong nước mà còn phải hấp dẫn cả doanh nghiệp quốc tế đến “lập tổ”. Điều này giúp tăng quy mô và đa dạng hóa hàng hóa trên sàn – đặc biệt khi số lượng startup nội địa có kế hoạch niêm yết chưa nhiều.
Tuy nhiên, bài toán cạnh tranh sẽ rất khốc liệt, nhất là với các thị trường như Singapore – điểm đến ưa thích của nhiều startup nhờ quy trình niêm yết minh bạch và hệ sinh thái đầu tư phát triển.
So sánh hai thị trường, CEO TVS cho biết Việt Nam có lợi thế về quy mô dân số hơn 100 triệu người, tăng trưởng kinh tế duy trì 6–7%/năm và tốc độ phát triển tài chính số ấn tượng. Tuy nhiên, Singapore lại vượt trội về khung pháp lý, môi trường đầu tư và mạng lưới quỹ đầu tư.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2024, Singapore đứng thứ 2 toàn cầu về môi trường kinh doanh, còn Việt Nam vẫn nằm ngoài top 50. Thời gian IPO tại Singapore trung bình chỉ mất 6 tháng, trong khi tại Việt Nam có thể kéo dài đến 12–18 tháng.
“Để một sàn giao dịch dành cho startup tại Việt Nam có thể cạnh tranh hiệu quả và thu hút startup quốc tế, cơ chế niêm yết linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế được IPO tuy nhiên cần phải chứng minh được tiềm năng tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và có lộ trình dẫn đến lợi nhuận bền vững”, bà Thảo nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc rút ngắn thời gian xét duyệt IPO và triển khai cơ chế bảo lãnh từ các tổ chức tài chính uy tín sẽ giúp củng cố niềm tin thị trường và hỗ trợ startup trong giai đoạn đầu. Đồng thời, các chính sách như ưu đãi thuế, tài trợ vốn hoặc hoặc hỗ trợ chi phí IPO cũng góp phần giảm áp lực tài chính cho startup. Hệ thống giám sát thông tin minh bạch và cơ chế bảo vệ nhà đầu tư cần được xây dựng chặt chẽ để phòng ngừa gian lận, thổi phồng giá trị doanh nghiệp – vốn là rủi ro lớn trong nhóm startup.
Nhìn chung, đề xuất thành lập một sàn giao dịch riêng dành cho startup tại Việt Nam là một hướng đi tiềm năng, có thể giúp giữ chân doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước và tạo động lực cho sự phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý tưởng này, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các cơ quan quản lý và cộng đồng đầu tư nhằm tạo ra một thị trường chứng khoán khởi nghiệp bền vững, minh bạch và hấp dẫn.
Thị trường IPO công nghệ Việt Nam: Cần cú hích từ chính sách?
- Start-up công nghệ bế tắc IPO, kinh tế số chưa thể phát triển 19/03/2025 02:45
- Cổ phiếu trà sữa Mixue bùng nổ, tăng 43% trong ngày đầu giao dịch 03/03/2025 04:20
- 'AI có thể soạn thảo 95% bản cáo bạch IPO chỉ trong vài phút' 20/01/2025 09:15
TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Logistics hồi hộp chờ phản ứng
(VNF) - Các doanh nghiệp logistics chuyên làm dịch vụ hàng xuất sang thị trường Mỹ đang lo lắng chờ phản ứng khi Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Lời hứa Bầu Đức mãi chưa thành hiện thực, HAGL chưa thế xóa lỗ luỹ kế
(VNF) - Đây là năm thứ 8 mà HAGL nhận được ý kiến của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục, bắt đầu từ năm 2017 với nguyên nhân nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vượt quá tài sản ngắn hạn, đồng thời vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
Cải tổ thị trường vốn để DN bớt lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng
(VNF) - Doanh nghiệp tư nhân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng với lãi suất cao, trong khi thị trường chứng khoán chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cải tổ thị trường vốn là điều cấp thiết để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng.
Vingroup chuyển nhượng công ty AI cho Qualcomm
(VNF) - Vingroup bán 65% vốn của Movian AI - công ty về trí tuệ nhân tạo - cho Qualcomm (hãng chip hàng đầu ở Mỹ) nhưng giá chuyển nhượng không được hai bên tiết lộ.
T&T Group thâu tóm, con trai Bầu Hiển lên làm Chủ tịch Vietravel Airlines
(VNF) - Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group và là con trai thứ hai của ông Đỗ Quang Hiển - nhà sáng lập Tập đoàn T&T, được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines.
Tập đoàn từng muốn mua Đại Nam của ông Dũng 'lò vôi' tăng lỗ sau kiểm toán
(VNF) - Danh Khôi ghi nhận khoản lỗ sau kiểm toán lên tới 137 tỷ đồng, cao gấp đôi số lỗ 63 tỷ đồng trong báo cáo tự lập trước đó.
Bảo Việt: Lợi nhuận trước thuế 2.620 tỷ, tổng tài sản vượt 10 tỷ USD
(VNF) - Năm 2024, Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) đạt kết quả kinh doanh khá ấn tượng khi lợi nhuận trước thuế đạt 2.620 tỷ đồng, tăng trên 17% so với cùng kỳ
Bà Mai Thanh ngồi lại ghế chủ tịch, REE cân nhắc tham gia dự án LNG
(VNF) - Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sẽ chính thức trở lại vị trí chủ tịch HĐQT sau khi chuyển sang nhiệm vụ tổng giám đốc trong ít tháng qua.
Vi phạm về môi trường, Công ty Johnson Wood nhận 'án' phạt
(VNF) - Công ty cổ phần Johnson Wood bị xử phạt chính tổng số tiền 550 triệu đồng do có hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định và chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có chức năng xử lý chất thải.
Hơn cả 1 bộ phim: 'Câu Chuyện Hoa Hồng' và những bài học khởi nghiệp đắt giá
(VNF) - Bộ phim "Câu Chuyện Hoa Hồng" không tập trung vào lĩnh vực kinh doanh hay lãnh đạo, nhưng nếu quan sát kỹ, ta vẫn có thể học hỏi được nhiều nguyên tắc quan trọng trong quản trị và xây dựng đội ngũ.
Công ty nước sạch Sông Đà bất ngờ báo lỗ
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà báo lỗ hơn 92 tỷ đồng năm 2024, trong khi lãi hàng trăm tỷ đồng trong nhiều năm trước.
Thanh tra đề nghị thu hồi 616 ha đất của Cà phê Thắng Lợi
(VNF) - Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi này là Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi ký hợp đồng liên kết trồng cà phê với người dân, nhưng không góp vốn đầu tư. Đồng thời, giao đất của Nhà nước cho các cá nhân khai thác, sử dụng nhưng không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước...
Tịch thu 23kg vàng và 600 tỷ đồng tiền mặt của chủ DN
(VNF) - Cơ quan thuế Ấn Độ đã tịch thu 23 kg vàng và hơn 600 tỷ đồng tiền mặt từ cơ sở của doanh nhân Peeyush Jain. Ngoài số tài sản khổng lồ này, các lực lượng chức năng còn phát hiện hàng trăm hóa đơn giả và hàng hóa trốn thuế tại các công ty liên quan.
Sân bay Long Thành: Chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt với Vietnam Airlines và Vietjet
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để Vietnam Airlines và Vietjet tham đầu tư tại dự án thành phần 4, sân bay Long Thành.
CEO Vua Cua bất ngờ ngừng kinh doanh tại Việt Nam, sang Mỹ ở
(VNF) - Nhà sáng lập kiêm CEO của Vua Cua hiện đã chuyển sang Mỹ định cư và đang tiến hành hoàn trả vốn đầu tư cho các cổ đông.
Sợi Thế Kỷ: Giảm giá để hút đơn hàng, đặt kỳ vọng vào mùa World Cup
(VNF) - Theo ban lãnh đạo Sợi Thế Kỷ, sự kiện World Cup 2026 sẽ là một yếu tố thúc đẩy gia tăng nhu cầu về quần áo thời trang thể thao.
First Real lấn sân vận tải, thuê 1.000 ô tô điện VinFast chạy xe du lịch
(VNF) - Green Future đã ký kết thỏa thuận cho First Real thuê 1.000 ô tô điện VinFast để phát triển mô hình du lịch xanh.
Ngừng sử dụng hóa đơn đối với Cơm niêu Sài Gòn
(VNF) - Ngày 26/3/2025, Cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty cổ phần Cơm niêu Sài Gòn.
Từ LEC Group lần mở mối quan hệ giữa Capella Group, Viet Capital Group và Đầu tư VNC
(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn LEC (LEC Group) vừa khởi công dự án trung tâm Logistics Chân Mây (TP. Huế). Đáng chú ý, Capella Group, Viet Capital Group và Đầu tư VNC là 3 cổ đông sáng lập nên LEC Group.
Shinec hợp tác cùng GGI Technology và TPIsoftware hướng tới cách mạng số
(VNF) - Ngày 27/3/2025, Công ty Cổ phần Shinec, chủ đầu tư Khu Công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền đã ký kết hợp tác chiến lược với GGI Technology và TPIsoftware.
TTC AgriS phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn công nghệ cao
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng nước Cộng hoà Singapore Lawrence Wong và Phu nhân theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân, TTC AgriS (Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa, HoSE: SBT) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) – một trong những trường đại học hàng đầu của Singapore thuộc top 15 các trường hàng đầu thế giới về công nghệ và đổi mới sáng tạo
Cơm niêu Cku Linh: Nhà hàng Quang Linh Vlogs từng góp vốn liên tiếp bị tấn công
(VNF) - Sau khi Quang Linh Vlogs chính thức rút khỏi dự án nhà hàng Cơm Niêu Cku Linh, địa điểm này liên tục nhận về nhiều đánh giá tiêu cực từ khách hàng. Trên các nền tảng đánh giá trực tuyến, quán cơm niêu này bất ngờ bị “bão 1 sao" kèm theo nhiều bình luận chỉ trích.
FPT trao đổi cơ hội hợp tác chuyển đổi số, bán dẫn với Chính quyền TP. Yongin - Hàn Quốc
(VNF) - Mới đây, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời hỗ trợ các công ty tại Yongin mở rộng thị trường ra nước ngoài, Chính quyền thành phố Yongin đã tổ chức gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại phòng hội nghị truyền hình của Tòa thị chính.
Tham vọng của tỷ phú Trần Đình Long: HPG lợi nhuận 15.000 tỷ, chia cổ tức 20%
(VNF) - HPG lên kế hoạch cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 20%, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu.
TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Logistics hồi hộp chờ phản ứng
(VNF) - Các doanh nghiệp logistics chuyên làm dịch vụ hàng xuất sang thị trường Mỹ đang lo lắng chờ phản ứng khi Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.