LEGO: Câu chuyện bền vững của nhà máy tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - LEGO từng cho biết, mục tiêu đến năm 2032, sẽ sản xuất các sản phẩm LEGO từ vật liệu có thể tái tạo và tái chế – một định hướng được xem là trọng điểm trong chiến lược môi trường của doanh nghiệp.
- 60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển 12/04/2025 07:30
Tập đoàn LEGO vừa chính thức đưa vào hoạt động nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương – đánh dấu sự hiện diện sản xuất đầu tiên của hãng tại Việt Nam, đồng thời là nhà máy thứ sáu trên toàn cầu và thứ hai tại châu Á.
Được xây dựng trên diện tích 44ha, tương đương khoảng 62 sân bóng đá, nhà máy bao gồm 5 tòa nhà với tổng diện tích sàn khoảng 150.000 m². Dự án nằm trong khuôn khổ kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất toàn cầu của tập đoàn, đồng thời được tích hợp một số giải pháp môi trường hướng tới phát triển bền vững.

Theo kế hoạch, nhà máy sẽ vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo vào đầu năm 2026. Khoảng 12.400 tấm pin mặt trời đã được lắp đặt trên mái nhà, và LEGO cũng đã ký kết thỏa thuận với Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) để phát triển một trung tâm năng lượng gần đó. Trung tâm này sẽ tích hợp giải pháp lưu trữ bằng pin quy mô lớn – được xem là một trong những hệ thống đầu tiên thuộc loại này triển khai tại Việt Nam – và dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2025. Phần năng lượng tái tạo còn thiếu sẽ được bổ sung thông qua các thỏa thuận mua bán điện (PPA) và sử dụng chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC).
Ngoài năng lượng, nhà máy mới cũng áp dụng một số cải tiến trong quy trình sản xuất. Theo LEGO, dây chuyền đóng gói sẽ sử dụng túi giấy thay thế cho túi nhựa dùng một lần – một phần trong nỗ lực chuyển đổi vật liệu bao bì mà hãng đã công bố trước đó.
Tương tự các cơ sở khác của tập đoàn, nhà máy tại Bình Dương hướng tới mục tiêu không phát sinh chất thải chôn lấp. Toàn bộ chất thải công nghiệp phát sinh sẽ được xử lý theo hướng tái chế hoặc tái sử dụng.
Được thành lập vào năm 1932 tại thị trấn Billund (Đan Mạch), LEGO hiện là một trong những thương hiệu đồ chơi lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, tập đoàn này đã đưa vấn đề môi trường vào trọng tâm chiến lược phát triển, với trọng điểm là vật liệu, bao bì, năng lượng, phát thải carbon, xử lý chất thải và công nghệ sản xuất.
Trong thông cáo báo chí phát đi đầu năm, Tập đoàn này cho biết mong muốn góp phần xây dựng một thế giới bền vững hơn cho trẻ em. Nhà máy tại Việt Nam cũng là một phần trong chiến lược dài hạn của tập đoàn về phát triển bền vững.
“Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng để thống nhất về tương lai chung. Theo tôi, đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi", ông Preben Elnef, Phó chủ tịch Tập đoàn LEGO từng kể lại trong cuộc phỏng vấn với báo giới. Kết quả, nhà máy trung hòa carbon tại Việt Nam được ra đời với thời gian nhanh kỷ lục, là hình mẫu đầu tiên để LEGO xây mới một chuỗi các nhà máy trung hòa carbon khác trên thế giới.
“Chúng tôi mong muốn đóng góp vào việc xây dựng một thế giới bền vững hơn cho trẻ em – thế hệ tương lai của hành tinh. Một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của LEGO là hạn chế tối đa tác động đến tài nguyên và khí hậu, thông qua việc giảm lượng khí thải nhà kính (GHG) trong toàn bộ chuỗi giá trị", TCBC của LEGO nêu.

Kể từ năm 2022, LEGO đã bổ sung thêm 22 MWp công suất điện mặt trời tại nhiều cơ sở sản xuất trên toàn cầu. Trong đó, công suất tại nhà máy Kladno (Cộng hòa Séc) được tăng gấp đôi, còn tại trụ sở chính ở Billund (Đan Mạch), mức tăng đạt 400% nhờ việc phát triển công viên năng lượng mặt trời ngoài khuôn viên. Hiện tại, năng lượng mặt trời chỉ chiếm khoảng 4% tổng mức tiêu thụ năng lượng của toàn doanh nghiệp, nhưng tốc độ tăng trưởng đang diễn ra nhanh chóng.
Theo kế hoạch, LEGO dự kiến sẽ bổ sung thêm 37,97 MWp năng lượng mặt trời vào cuối năm 2025 – tương đương mức tăng 72% so với hiện nay. Trong số này có dự án tại Nyíregyháza (Hungary), nơi công suất điện mặt trời sẽ được tăng gấp ba lần, bao gồm cả hệ thống lắp đặt trên mái nhà và mặt đất.
Trước đó, tập đoàn cho biết đặt mục tiêu đến năm 2032 sẽ sản xuất các sản phẩm LEGO từ vật liệu có thể tái tạo và tái chế – một định hướng được xem là trọng điểm trong chiến lược môi trường của doanh nghiệp trong thập kỷ tới. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, LEGO đã tăng mức chi tiêu cho các sáng kiến môi trường thêm 60% trong năm 2023 so với năm 2022. Dự kiến đến năm 2025, mức chi tiêu hàng năm sẽ tiếp tục được tăng gấp đôi so với năm 2023.
Doanh nghiệp cho rằng, không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể đồng thời đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật, vận hành và môi trường. Vì vậy, cần áp dụng đồng thời nhiều giải pháp khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu.
LEGO cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp, viện nghiên cứu và các bên trong ngành để phát triển cũng như cải tiến các loại vật liệu – bao gồm cả vật liệu mới và vật liệu hiện có – nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các lựa chọn bền vững hơn.
Tập đoàn đánh giá đây là một trong những chương trình đổi mới trọng tâm trong giai đoạn hiện tại, đồng thời nhấn mạnh rằng để hiện thực hóa các cam kết môi trường, cần có sự phối hợp từ nhiều bên liên quan nhằm đạt được kết quả bền vững lâu dài.
Nhà máy LEGO 1,3 tỷ USD với 4.000 nhân công chính thức hoạt động

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất
(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.
Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam
(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%
(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.
Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?
(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

