Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Ngày 11/4, Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2025 đã chính thức diễn ra với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì. Đồng chủ trì là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng và Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm.
Tại đây, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm các giải pháp phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) gắn với phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Áp lực chuyển đổi xanh ngày càng lớn nhưng tư duy cũ vẫn bám rễ
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam chịu áp lực lớn từ biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và yêu cầu hội nhập xanh, các HTX buộc phải chuyển mình mạnh mẽ theo hướng sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ, truy xuất nguồn gốc và tham gia thị trường tín chỉ carbon.
Dẫn ví dụ về Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long, bà Vân cho rằng hơn 20.000 HTX nông nghiệp ở khu vực này đang đứng trước áp lực phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường.
Theo Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, việc nâng cao cả chất và lượng là điều kiện tiên quyết để HTX phát triển bền vững. Nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, cũng đồng thời đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh, phát thải thấp.

Đồng quan điểm, ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và KTT thuộc Bộ Tài chính cho hay, quá trình chuyển đổi xanh đối với khu vực KTTT và HTX không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững, gia tăng giá trị sản phẩm và cải thiện đời sống của các thành viên và người lao động.
Lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá, thời gian qua, nhận thức về vai trò của KTTT đã được nâng cao trong hệ thống chính trị và người dân. Các HTX đã cơ bản hoàn thành chuyển đổi sang mô hình mới theo quy định pháp luật, ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về số lượng, đa dạng hóa ngành nghề, quy mô và trình độ, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, khu vực KTTT vẫn còn tồn tại, hạn chế khi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm.
“Lợi nhuận và thu nhập của lao động khu vực kinh tế tập thể, HTX tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, có nguy cơ tụt hậu xa, giảm khả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Do đó, một bộ phận còn có tâm lý đánh đổi môi trường lấy kinh tế theo tư duy tăng trưởng trước, làm sạch sau”, ông Bùi Anh Tuấn nhận định, tư duy trong những “điểm nghẽn” lớn nhất trong quá trình chuyển đổi xanh của HTX.
Gạt bỏ tư duy “bóc lột đất đai”, coi chuyển đổi xanh là cơ hội
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về KTTT khẳng định, các đơn vị HTX cần chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tức là làm thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích, tối ưu hóa về giá trị chứ không phải tối đa hóa về sản lượng.
“Đẩy sản lượng lên cao mà không tính tới đầu ra, lợi nhuận, hiệu quả thì chính là “bóc lột đất đai”, làm ô nhiễm môi trường và người dân khó giàu lên”, ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Phó Thủ tướng lấy ví dụ, một hecta đất trồng ngô (bắp), lúa, sắn (mì) hiện nay chỉ tạo ra khoảng 100 triệu đồng, nhưng nếu ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm giá trị cao, có thể nâng lên 500 triệu đồng - đồng thời giảm bớt lao động.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chỉ ra rằng thay đổi tư duy và nhận thức là điểm khởi đầu mang tính quyết định cho quá trình chuyển đổi xanh. Theo ông, nếu không có sự thay đổi trong nhận thức, việc triển khai các chính sách về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững sẽ khó có thể đi vào thực tế.
“Chuyển đổi xanh không chỉ là chi phí mà còn là cơ hội để đầu tư, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm, phát triển thương mại bền vững và bảo vệ môi trường”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Về giải pháp, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu khung tín dụng riêng cho HTX chuyển đổi xanh; Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng đề án chuyển đổi số cho HTX. Bên cạnh đó, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục hoàn thiện thể chế theo tinh thần kiến tạo, vừa đảm bảo vai trò quản lý, vừa tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho mô hình KTTT phát triển. Những giải pháp về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng cường thu hút đầu tư quốc tế, mở rộng thị trường cũng được xác định là yếu tố then chốt.
Về phía TS. Cấn Văn Lực, ông đề xuất tích hợp chiến lược phát triển xanh vào quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở cả cấp quốc gia, địa phương lẫn từng HTX. Theo đó, Chính phủ nên đặt mục tiêu khu vực KTTTvà HTX đóng góp từ 4–5% GDP vào năm 2030, đồng thời sớm ban hành Danh mục “phân loại xanh” cho các ngành nghề ưu tiên và giao cho một tổ chức độc lập thực hiện xác nhận “xanh” cũng rất cần thiết.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng cần thiết lập một hệ thống cơ chế rõ ràng để đánh giá tác động môi trường của các dự án, công trình, nhà máy và doanh nghiệp theo hướng xanh. Các chính sách điều chỉnh hành vi tiêu dùng và đầu tư theo hướng bền vững cũng cần được hoàn thiện, đi kèm với các hỗ trợ tài chính như ưu đãi thuế, phí, lãi suất, thành lập Quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh và phát triển mô hình “tín dụng hợp tác”.
“Cần coi chuyển đổi xanh là một khoản đầu tư chiến lược, không chỉ là chi phí, đặc biệt là đầu tư vào con người, công nghệ và thương hiệu,” TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh. Theo ông, việc thực hiện hiệu quả Luật HTX 2023 và Luật Đất đai 2024, sớm triển khai mô hình HTX kiểu mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường khả năng tiếp cận vốn và thúc đẩy liên kết giữa HTX với các thành phần kinh tế khác là những nhiệm vụ không thể trì hoãn.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất
(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất
(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.
Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam
(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%
(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.
Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?
(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh
(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"

