Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

Anh Phan - Thứ năm, 10/04/2025 15:04 (GMT+7)

(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

Phải huy động nguồn điện đắt đỏ khi nhu cầu sử dụng tăng cao

Chia sẻ tại tọa đàm "Năng lượng sạch và giải pháp giảm chi phí điện cho người dân, doanh nghiệp", do báo Người lao động tổ chức ngày 10/4, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết hiện nay, các nguồn điện đang được huy động theo nguyên tắc "cần đến đâu, huy động đến đấy". Việc huy động này cũng theo giá, ưu tiên các nguồn rẻ như thủy điện trước, sau đó mới đến các nguồn đắt hơn như nhiệt điện.

“Có những thời điểm chúng tôi phải huy động cả những nguồn điện rất đắt đỏ như điện từ dầu, với chi phí lên đến 4.000 - 5.000 đồng/kWh. Khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện”, ông Dũng cho hay.

Theo ông Dũng, khi phát triển điện mặt trời mái nhà, người dân và doanh nghiệp có thể tự cung cấp một phần điện cho chính mình. Điều này giúp ngành điện giảm áp lực huy động các nguồn điện có giá thành cao, mang lại lợi ích cho toàn hệ thống và góp phần giảm áp lực lên giá điện.

“Ngoài chi phí sản xuất điện, chúng ta còn phải tính đến chi phí truyền tải, vận hành... Khi nhu cầu sử dụng điện tăng, tổng chi phí càng đội lên. Việc người dân và doanh nghiệp phát triển điện mặt trời mái nhà sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư vào lưới điện và cơ sở hạ tầng. Nếu lượng điện từ hệ thống mái nhà không quá lớn, nó cũng không tạo áp lực lên hệ thống điện quốc gia, ngược lại còn giúp tăng độ tin cậy trong vận hành”, ông Dũng nói.

Với hộ gia đình, ông Dũng cũng khẳng định lợi ích thấy rõ là tiết kiệm chi phí. Hiện nay, với mức tiêu thụ từ 401 kWh trở lên, giá điện đã hơn 3.000 đồng/kWh. Nếu sử dụng điện mặt trời mái nhà, người dân có thể giảm đáng kể hóa đơn tiền điện hàng tháng.

“Đối với doanh nghiệp, tôi muốn nhấn mạnh rằng phát triển điện mặt trời mái nhà theo mô hình tự sản tự tiêu sẽ giúp họ lập tức giảm chi phí mua điện. Đặc biệt, vào giờ cao điểm, khi hệ thống điện chịu nhiều áp lực thì hệ thống điện mặt trời mái nhà lại phát ở mức tối ưu, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí điện năng trong dài hạn, từ đó nâng cao tính ổn định trong hoạt động sản xuất và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế”, đại diện EVN nhấn mạnh.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) cũng cho hay đối với hộ gia đình, sau khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà, người dân sẽ có thể sử dụng điện thoải mái hơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí điện năng hằng tháng.

Với doanh nghiệp, khi triển khai hệ thống điện mặt trời, doanh nghiệp sẽ chủ động được một phần nguồn điện sử dụng vào ban ngày.

“Theo thống kê của Tổng công ty, giai đoạn trước năm 2021, khi điện mặt trời mái nhà được khuyến khích phát triển theo Quyết định 11 và 13, chúng tôi đã quản lý hơn 14.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất khoảng 350 MWp. Kể từ khi Nghị định 58/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện từ năng lượng tái tạo và năng lượng mới (Nghị định 58) được ban hành, số lượng khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đã lên gần 500 khách hàng, chủ yếu là các khách hàng lớn với tổng công suất khoảng 46 MWp, tương đương 15% so với giai đoạn trước năm 2021. Sắp tới, các doanh nghiệp lớn như Samsung, các nhà máy trong Khu công nghiệp Đông Nam sẽ tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống trên mái nhà xưởng, dự báo sản lượng điện mặt trời sẽ tăng đáng kể”, ông Kiên chia sẻ.

Ảnh minh hoạ.

Đề xuất tăng mức bán điện mặt trời mái nhà vượt mức 20% tổng công suất

Nhìn chung, điện mặt trời mái nhà là một nguồn năng lượng sạch tiềm năng tuy nhiên các ý kiến đánh giá cũng cho rằng việc triển khai điện mặt trời mái nhà hiện tại vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề ổn định sản lượng điện.

Theo ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA), Nghị định 58 đã giải quyết phần lớn những vướng mắc còn tồn đọng từ Nghị định số 135/2024/NĐ-CP Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ (Nghị định 135), đặc biệt là vấn đề bán điện dư thừa cho EVN.

Hiện nay, các doanh nghiệp tại TP. HCM không chỉ đầu tư trong thành phố mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác. Nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đang tăng cao và trở nên cấp bách, nhất là trong bối cảnh giá điện hiện tại vẫn đang cao, dù EVN đang bán điện dưới giá thành và Nhà nước phải gánh khoản bù lỗ lớn.

“Trong tình hình đó, dù muốn hay không, Chính phủ cũng sẽ phải có lộ trình điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới. Điều này tạo áp lực ngày càng lớn lên doanh nghiệp, nên việc sử dụng năng lượng sạch như một giải pháp bổ sung, thay thế nguồn điện từ EVN là vô cùng quan trọng”, ông Kỳ nêu.

Đại diện HUBA cũng khẳng định Nghị định 58 được xem như một "cứu cánh" cho các doanh nghiệp đầu tư vào điện mặt trời mái nhà, đặc biệt khi chi phí đầu tư cho năng lượng tái tạo đã giảm mạnh trong những năm gần đây.

Từ góc độ đại diện HUBA, ông Kỳ cho hay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Theo đó theo quy định, các dự án điện mặt trời mái nhà có công suất từ 1 MW trở lên phải xin phép Sở Công Thương địa phương, kèm theo thủ tục hành chính phức tạp. Điều này khiến không ít doanh nghiệp và đơn vị cung ứng tìm cách "lách luật" bằng việc chia nhỏ dự án dưới 1 MW để đơn giản hóa quy trình. HUBA đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét điều chỉnh các quy định liên quan, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch.

Một vấn đề khác được ông Kỳ nhắc đến là quy định chỉ cho phép bán lại tối đa 20% lượng điện dư thừa cho EVN. “Liệu trong tương lai, tỷ lệ này có thể được nâng lên để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn vào năng lượng tái tạo?”, ông Kỳ đặt đâu hỏi.

Ông Kỳ cũng đồng thời nhấn mạnh rằng, chuyển đổi xanh không chỉ là xu thế tất yếu của thế giới mà còn là giải pháp chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh các chính sách thuế quan quốc tế ngày càng nghiêm ngặt, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào các thị trường lớn.

Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng Xanh, mặc dù điện mặt trời mái nhà đang trở thành lựa chọn phổ biến, nhưng thực tế sản lượng phát điện của hệ thống này lại không ổn định, chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện thời tiết. Cụ thể, trong những ngày nắng gắt, sản lượng điện có thể tăng cao, tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ khó tận dụng hết công suất. Ngược lại, vào những ngày mây mù hay mưa nhiều, sản lượng điện lại giảm mạnh. Vì vậy, khi triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời, ông Sơn cho rằng cần có phương án sử dụng nguồn điện dự phòng, thường là kết nối với lưới điện quốc gia.

Hiện tại, lượng điện dư thừa từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà chỉ được phép bán ra thị trường ở mức 10-20% tổng công suất. Ông Sơn cho rằng, cần xem xét nâng mức bán điện vượt ngưỡng 20% nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nguồn năng lượng sạch.

Một giải pháp có thể được áp dụng là các doanh nghiệp có thể phối hợp với ngành điện lực, trả thêm chi phí vận hành công suất dưới hình thức thuê bao, để ngành điện có thể vận hành công suất dự phòng và doanh nghiệp có thể bán phần điện dư thừa nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng đề xuất áp dụng cơ chế bán điện hai thành phần, phân biệt rõ giữa giờ cao điểm và giờ thông thường thay vì áp dụng giá đồng nhất như hiện nay. Đồng thời, ông Sơn cho rằng việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường để hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo một cách bền vững. Ngoài ra, cần có cơ chế và chế tài hỗ trợ vay vốn để triển khai các dự án năng lượng tái tạo, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

Kinh tế xanh  - 7h
(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.

Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'

Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc thực thi ESG đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Cơ hội thuộc về "cá nhanh" thay vì "cá lớn".

'Chưa tới 1/4 CFO tại Đông Nam Á quan tâm ESG'

'Chưa tới 1/4 CFO tại Đông Nam Á quan tâm ESG'

(VNF) - Nghiên cứu mới nhất của Deloitte cho thấy chỉ có khoảng 23% CFO tại Đông Nam Á đang kết hợp các yếu tố ESG vào trong mô hình hoạt động mặc dù đã công nhận rộng rãi về tầm quan trọng của chúng.

Ý kiến ( )
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Điện gió ngoài khơi: Quy mô ước đạt 17.000 MW, hình thành 3 trung tâm

Điện gió ngoài khơi: Quy mô ước đạt 17.000 MW, hình thành 3 trung tâm

(VNF) - Bộ Công Thương cho biết, quy mô phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của Việt Nam sẽ đạt 17.000 MW vào năm 2035 và tập trung tại ba trung tâm lớn là Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát

Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát

(VNF) - Hà Nội và TP. HCM được yêu cầu thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng, tổ chức các biện pháp điều tiết phương tiện giao thông hợp lý, thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ, nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu giải pháp về khu vực phát thải thấp tại địa phương, triển khai khi có đủ điều kiện

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.

Xử phạt Hyosung Vina Industrial Machinery vì vi phạm môi trường

Xử phạt Hyosung Vina Industrial Machinery vì vi phạm môi trường

(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nhận quyết định xử phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thiếu cơ chế gắn 'nhãn xanh' cho vật liệu, khó phát triển công trình xanh

Thiếu cơ chế gắn 'nhãn xanh' cho vật liệu, khó phát triển công trình xanh

(VNF) - Theo các chuyên gia, bên trong một công trình xanh, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là một yêu cầu bắt buộc. Các vật liệu này phải đảm bảo các yếu tố như là tiêu tốn ít năng lượng, có nguồn gốc tự nhiên…