'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/6 đã ban hành sắc lệnh cấm lao động nước ngoài và ngừng cấp thị thực nhập cư cho tới hết năm 2020, một nỗ lực mà ông cho là "ngăn chặn sự xâm nhập của lao động nước ngoài và bảo vệ việc làm cho công nhân Mỹ" sau đại dịch Covid-19.
Nguồn tin của Reuters cho hay từ đây tới hết năm nay ông Trump sẽ cấm nhập cảnh các lao động nước ngoài theo dạng visa H-1B và visa L-1.
Chương trình H-1B dành riêng cho các chuyên gia, lao động có tay nghề cao, trong khi chương trình L-1 cho phép các công ty xuyên quốc gia có trụ sở tại Mỹ luân chuyển nhân viên từ các chi nhánh nước ngoài về tổng hành dinh.
Cũng theo nguồn tin của Reuters, chính sách mới sẽ không chỉ siết lại việc cấp hai loại visa này, kể cả những người đang có visa H-1B và L-1 cũng không được phép nhập cảnh nếu đang ở ngoài lãnh thổ Mỹ. Việc duy nhất họ có thể làm là chờ đến khi chính sách siết chặt được nới lỏng và xin lại visa.
Việc cấp visa H-2B cho lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp theo mùa vụ, visa J-1 cho lĩnh vực trao đổi văn hóa cũng tạm thời bị đóng băng.
Theo Reuters, động thái này sẽ mở ra 525.000 công ăn việc làm cho người lao động Mỹ, nhằm tạo điều kiện cho nhân công Mỹ trở lại làm việc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc 525.000 lao động nước ngoài không có cơ hội đến Mỹ ít nhất tới hết năm nay.
Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Stephen Miller cho rằng các loại visa lao động sẽ gây tổn hại tới triển vọng việc làm của công dân Mỹ và khi đại dịch Covid-19 xảy ra thì càng cần phải siết visa lao động để hạn chế suy thoái kinh tế.
Trong thông báo cùng ngày liên quan tới sắc lệnh mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhấn mạnh rằng: "Trong bối cảnh nền kinh tế chịu tổn hại nặng nề từ đại dịch, các chương trình di dân sẽ gây ra rủi ro bất thường đối với công ăn việc làm của lao động Mỹ”.
Giới chức chính quyền của Tổng thống Trump cũng khẳng định sắc lệnh mới sẽ không ảnh hưởng tới người sống ngoài Mỹ có thị thực hợp lệ hoặc lao động nông nghiệp theo mùa vụ. Ngoài ra, nhân viên y tế hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19 cũng được miễn trừ áp quy định mới.
Bên cạnh nhiều ý kiến tán đồng thì sắc lệnh mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vấp phải không ít chỉ trích từ các doanh nghiệp trong nước.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ cho rằng sắc lệnh mới sẽ khiến họ không thể tuyển dụng các lao động nước ngoài cho nhiều công việc mà người Mỹ không sẵn lòng làm hoặc không thể làm.
"Đây là đòn tấn công trực diện vào sự đổi mới của nước Mỹ và cơ hội hưởng lợi nhờ thu hút nhân tài toàn cầu", Todd Schulte, chủ tịch nhóm ủng hộ nhập cư FWD.us chia sẻ.
Ông Thomas J. Donohue, Giám đốc điều hành Văn phòng Thương mại Mỹ thì cho rằng việc không chào đón các kỹ sư, giám đốc, chuyên gia công nghệ, bác sĩ, y tá và nhiều ngành nghề khác không giúp ích gì, mà ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của Mỹ.
“Hạn chế nhập cư sẽ vô tình đẩy đầu tư ra thị trường nước ngoài, hãm đà tốc độ tăng trưởng và khả năng tạo việc làm", ông Thomas nhấn mạnh.
Một số hãng công nghệ lớn của Mỹ cũng tỏ ra không đồng tình với chính sách này. Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho rằng người nhập cư đã đóng góp lớn cho thành công kinh tế của Mỹ, biến đất nước thành lãnh đạo toàn cầu về công nghệ, và giúp Google trở thành một công ty như ngày nay.
“Chúng tôi thất vọng vì tuyên bố của tổng thống, chúng tôi sẽ tiếp tục đứng về phía người nhập cư và mở rộng cơ hội cho tất cả", ông Pichai viết trên Twitter ngay sau thông báo của Nhà Trắng.
Đại diện của Amazon cũng cho rằng sắc lệnh mới sẽ làm giảm tính cạnh tranh toàn cầu của Mỹ đúng vào thời điểm khó khăn.
Mỹ hiện vẫn là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 2,4 triệu ca nhiễm và 123.463 ca tử vong. Vài tuần sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch, một số bang của Mỹ ghi nhận số người nhập viện vì Covid-19 cao chưa từng thấy.
Theo Bộ Lao động Mỹ, hơn 1,5 triệu người Mỹ tiếp tục nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua đánh dấu tuần thứ 13 liên tiếp tỷ lệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ vượt trên ngưỡng 1 triệu người. Số người mất việc ở Mỹ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 hiện đã gấp đôi mức kỷ lục của năm khủng hoảng kinh tế 1982.
Xem thêm >> Bảo vệ việc làm cho công nhân Mỹ, ông Trump siết chính sách visa tới hết năm 2020
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.