'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thị trường chứng khoán (TTCK) sôi động tạo điều kiện cho cho hàng loạt doanh nghiệp trên sàn huy động vốn. Một số chuyên gia chứng khoán cho rằng đây là thời điểm thuận lợi nhất để doanh nghiệp tăng vốn vì tỷ lệ thành công cao, do được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như thanh khoản, tâm lý đầu tư và mức độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thống kê từ FiinPro cho thấy các công ty đang đẩy mạnh tăng vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục. Tính đến cuối tháng 5, các công ty niêm yết dự kiến tăng quy mô vốn chủ sở hữu thêm 3,8%, tương đương với khoảng hơn 9 tỷ cổ phiếu hay giá trị 102.600 tỷ đồng.
Trừ đi các doanh nghiệp đã hoàn tất tăng vốn, khối lượng còn lại mà các công ty có kế hoạch phát hành từ nay đến cuối năm là khoảng 82.300 tỷ đồng, tương ứng với 7,6 tỷ cổ phiếu.
Tổ chức thống kê trên nhận thấy hình thức huy động vốn phổ biến nhất là chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ. Ngân hàng, bất động sản và chứng khoán là 3 nhóm tăng vốn nhiều nhất, mục đích để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động.
Làn sóng tăng vốn đã mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, khi giá cổ phiếu thường được đẩy lên mức cao hơn vài chục phần trăm đến gấp vài lần so với giá phát hành.
Dễ dàng quan sát nhất với cổ phiếu chứng khoán như VnDirect chào bán cổ phiếu giá 14.500 đồng/cổ phiếu nhưng thị giá được đẩy lên khoảng 60.000 tỷ đồng/cổ phiếu, hay như SSI chào bán giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng thị giá đang là 47.000 đồng/cổ phiếu. Hay Ngân hàng VPBank có kế hoạch tăng vốn lên 75.000 tỷ đồng, trong đó có chào bán riêng lẻ đã giúp cổ phiếu tăng phi mã từ đầu năm.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán không có một “mô típ” chung cho tất cả, một số đợt phát hành tăng vốn gây ra xung đột lợi ích cho cổ đông vẫn có thể kéo theo chuỗi giảm sâu của cổ phiếu.
Điển hình nhất cho đà trượt dài của cổ phiếu sau thông tin tăng vốn gần nhất phải kể đến tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG). Cổ phiếu bất động sản này đã rớt giá 18% kể từ đầu tuần, trong đó có 2 phiên giảm sàn với thanh khoản lớn.
Với thị giá 23.600 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường của Đất Xanh vào khoảng 12.255 tỷ đồng, tức cổ đông công ty này ước tính mất tổng cộng 2.700 tỷ đồng kể từ đầu tuần đến nay.
Đà giảm diễn ra sau khi HĐQT Đất Xanh thông báo kế hoạch phát hành 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tỷ lệ gần 39%) và 7 triệu cổ phiếu ESOP. Trong đó, giá phát hành riêng lẻ là giá đã chiết khấu 20% so với bình quân giá đóng cửa trong 20 ngày giao dịch gần nhất, còn giá phát hành ESOP là 0 đồng.
Lỗ đậm
Việc phát hành ESOP giá 0 đồng là trường hợp hy hữu trên sàn chứng khoán vì điều này có thể gây xung đột lợi ích lớn với cổ đông. Trường hợp như MWG từng phát hành 0 đồng nhưng hiện nay phải chào giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu. Trường hợp khác phát hành 0 đồng là Đầu tư LDG - một công ty có nhiều quan hệ kinh tế với Đất Xanh.
Với 7 triệu cổ phiếu ESOP, Đất Xanh sẽ phải trích ra 70 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu để chi trả cho số này. Với con mắt của cổ đông, 7 triệu cổ phiếu này nếu đem bán trên sàn hiện có giá trị thị trường 165 tỷ đồng.
Phương án chào bán riêng lẻ cũng gây nhiều tranh cãi khi đối tượng chào bán chưa được doanh nghiệp công bố dù tỷ lệ phát hành là gần 40% vốn công ty. Điều này có thể khiến tỷ lệ sở hữu của cổ đông hiện hữu bị pha loãng rất đáng kể, nhất là ảnh hưởng đến tỷ lệ biểu quyết của các nhóm cổ đông lớn.
Mức giá chiết khấu 20% so với thị giá trung bình càng khiến cổ đông lo lắng khi nhà đầu tư phải trả giá cao hơn trên sàn để sở hữu cổ phần, trong khi hầu hết đợt chào bán riêng lẻ có giá phát hành cao hơn do nhà đầu tư được sở hữu các tỷ lệ biểu quyết lớn hơn.
Đất Xanh sau đó đã chia sẻ thêm các lý do phát hành riêng lẻ là để chuẩn bị nguồn tiền mặt lên trên 10.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án lớn với với tổng diện tích 1.050 ha. Trong khi chính sách ESOP nhằm giữ chân nhân tài bởi cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 5 năm.
Trước những áp lực lớn, HĐQT vừa mới thay đổi quyết định khi sẽ phát hành cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, đồng thời phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ được điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu còn 10-15%. Ngoài ra, công ty còn dự kiến hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 15%.
Những thay đổi của ban lãnh đạo Đất Xanh ngay lập tức được nhà đầu tư hưởng ứng, cổ phiếu DXG tăng trần ngay phiên cuối tuần lên 25.250 đồng/cổ phiếu cùng lượng dư mua hơn 1 triệu đơn vị.
Trước Đất Xanh cũng có nhiều công ty gặp xung đột lợi ích trong việc huy động. Đầu tháng 6, Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) cũng công bố phương án phát hành 11 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 91,1%) để xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Mức giá chào bán được xác định sẽ bằng 65% giá bình quân 20 phiên giao dịch liền trước ngày thực hiện của Rạng Đông và không thấp hơn 110.000 đồng/cp. Ngay sau đó, cổ phiếu giảm đáng kể từ 230.000 đồng/cp xuống mức 203.000 đồng/cp hiện tại, tức giảm 12% chỉ trong một tuần qua.
Hay vào giữa tháng 5, công ty Gilimex (Mã CK: GIL) cũng thông báo phát hành 16,8 triệu cổ phiếu với giá chào bán riêng lẻ 35.000 đồng/cổ phiếu, trong khi cổ phiếu lúc đó ở vùng đỉnh quanh 80.000 đồng. Cổ phiếu lao dốc nhanh sau đó về quanh 58.000 đồng như hiện tại.
Đợt phát hành trong năm 2018 của Chiếu xạ An Phú (Mã CK: APC) cũng gây nhiều tranh cãi. Công ty có kế hoạch chào bán riêng lẻ 3 triệu cổ phiếu cho một đối tác ít tên tuổi với giá chỉ 20.000 đồng, nhưng sau đó phải điều chỉnh lên 40.000 đồng/cổ phiếu trước những bức xúc từ cổ đông. Dù vậy, thông tin trên vẫn khiến cổ phiếu lao dốc từ vùng 70.000 đồng về dưới 30.000 đồng/cổ phiếu vào giữa năm 2018.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.