Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Những đám cháy liên tiếp đã thiêu rụi toàn bộ thành phố Lahaina ở Maui, bang Hawaii của Mỹ. Theo Reuters, tính đến ngày 12/8 (theo giờ Việt Nam), đã có 80 người chết do cháy rừng tại Maui, Hawaii. Uớc tính tổng diện tích bị cháy ở Haiwaii lên tới 2.200 mẫu Anh, trong khi khoảng 3.500 tòa nhà bị thiêu hủy.
Số tiền mà các công ty bảo hiểm phải chi trả cho những tổn thất sau vụ cháy ở Hawaii có thể là một con số khổng lồ và lớn thứ hai trong lịch sử Hawaii, theo công ty giả lập mô hình thảm họa Karen Clark & Company (KCC).
Những tổn thất gây ra bởi đám cháy này chỉ đứng sau cơn bão Iniki từng tấn công Hawaii vào năm 1992, KCC cho biết.
Nhà môi giới bảo hiểm Aon cho biết ngọn lửa đã tàn phá nhà cửa, cơ sở kinh doanh và các công trình khác ở Lahaina có thể gây ra thiệt hại kinh tế khổng lồ và số tiền bảo hiểm lên tới hàng trăm triệu USD.
Thảm họa này có thể khiến các công ty bảo hiểm cân nhắc lại hoạt động tại các khu vực dễ xảy ra thiên tai ở Mỹ, tờ New York Times nhận định. Các công ty bảo hiểm tại Mỹ đã quá mệt mỏi vì số tiền bồi thường tăng mạnh khi thiên tai, bão tố gây thiệt hại ngày càng nhiều.
Tập đoàn bảo hiểm Farmers Insurance và công ty bảo hiểm nhà State Farm thậm chí còn ngừng bán bảo hiểm nhà và ô tô tại những bang dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tại như Florida, California.
Những công ty bảo hiểm khác còn áp dụng nhiều chiêu thức như tăng phí, hạn chế vi phạm bảo hiểm. Tại California, phí bảo hiểm đã tăng vọt sau hàng loạt vụ cháy rừng hồi năm 2017 trong khi phí bảo hiểm lũ lụt ở khu vực phía Đông của bang Kentucky dự kiến cũng sẽ tăng tới 4 lần sau hàng loạt cơn bão vào mùa hè năm ngoái.
Tại bang Louisiana, phí bảo hiểm đã tăng tới 63% sau khi 9 công ty bảo hiểm phá sản và thị trường bảo hiểm sụp đổ sau cơn bão Laura cùng hàng loạt cơn bão khác xảy ra vào năm 2020.
Quay trở lại với Hawaii, nền kinh tế của khu vực này chắc chắn sẽ phải rất lâu nữa mới có thể hồi phục, tờ CNN nhận định.
Là hòn đảo lớn thứ hai ở Hawaii, nền kinh tế của Maui phụ thuộc chủ yếu vào khách du lịch trong nước và các du khách đến từ Nhật Bản, Canada và nhiều quốc gia khác. Maui là hòn đảo được nhiều du khách ghé thăm thứ hai ở Haiwaii sau Ohu với 1,5 triệu lượt người ghé thăm trong nửa đầu năm nay, theo thống kê của Cơ quan Du lịch Hawaii.
Du lịch là huyết mạch kinh tế của Maui nói riêng và Hawaii nói chung. Khoảng 80% thu nhập của hòn đảo này được tạo ra từ các du khách. Nói cách khác, cứ có 5 USD mà hòn đảo này nhận được thì có tới 4 USD đến từ du khách.
Tuy nhiên, trận hỏa hoạn đã thiêu rụi nhiều công trình kiến trúc với niên đại hàng thế kỷ - những địa điểm thu hút khách du lịch. Theo truyền thông Mỹ, nhiều công trình mang tính lịch sử tại Maui đã không thể khôi phục tại. Trong khi đó, khách du lịch cũng được khuyến khích là không đến Maui trong thời điểm này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.