Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Kevcomp (Hoa Kỳ) vừa có buổi tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) – đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất.
Kevcomp là một công ty tư vấn tư nhân, được thành lập năm 1992, chuyên cung cấp các giải pháp chất lượng cao trong quản lý kỹ thuật và tài liệu. Kevcomp có thế mạnh trong việc cung cấp phần mềm quản lý an toàn quy trình vận hành nhà máy lọc dầu, hóa chất; quản lý chuỗi cung ứng trong thương mại…
Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, tính hết 10 tháng năm 2017, doanh thu của BSR đạt 63,3 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 7,44 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE là 16,09% (9 tháng 2016 là 3,66%); Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS là 10,07% (9 tháng 2016 là 2,24%); Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA là 9,1% (9 tháng 2016 là 2,02%).
Ông Nguyên thông tin thêm, Công ty BSR là doanh nghiệp lớn thứ 6 Việt Nam và có lợi nhuận được công bố đứng thứ 16. Tổ chức Solomon đánh giá NMLD Dung Quất có rất nhiều chỉ tiêu đứng tốp 2/4 – tốp rất cao trong mức đánh giá hơn 400 NMLD trên thế giới.
Hiện nay, NMLD Dung Quất đang hoạt động ở 110% công suất, cung ứng gần 40% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam.
Công ty BSR mong muốn bên cạnh sự hợp tác trong các thế mạnh của Kevcomp thì công ty đến từ Hoa Kỳ cũng tham gia mua cổ phần của BSR, tham gia nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất và lĩnh vực hóa dầu.
Phía BSR cho biết, trong thời gian ngắn tới, công ty này sẽ tiến hành IPO, dự kiến bán 4 – 8% cổ phần.
Trước đó, phiên IPO dự kiến diễn ra vào ngày 7/11 đã bị hoãn lại. Trả lời hãng tin Reuter, ông Trần Ngọc Nguyên cho biết sẽ dời thời điểm IPO sang tháng 1/2018 với lượng bán cổ phần lớn hơn mục tiêu 4% ban đầu.
Hiện có khá nhiều nhà đầu tư bày tỏ quan tâm đến phiên IPO BSR. Ngoài Công ty Kevcomp thì gần đây nhất, Tập đoàn Năng lượng Repsol của Tây Ban Nha cũng đã đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư với BSR.
Đại diện Tập đoàn Năng lượng Repsol cũng đã giới thiệu quy mô, năng lực tổng quát và lĩnh vực khâu sau của Repsol. Hiện lĩnh vực khâu sau của Repsol đang phát triển mạnh ở Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc và Mexico. Năng lực lọc dầu của Repsol đạt khoảng 890 nghìn thùng/ngày, chiếm 58% sản lượng toàn Tây Ban Nha (khoảng 1.536.000 thùng/ngày). Hiện Repsol có các dự án, hoạt động dầu khí ở 37 quốc gia.
Tại khu vực Đông Nam châu Á, Repsol đang hoạt động dầu khí tại Úc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Trong những năm gần đây, Repsol đã đầu tư hơn 4 tỷ Euro vào các nhà máy lọc dầu – chứng tỏ năng lực tài chính và quản trị của Repsol.
Tại buổi tìm hiểu cơ hội đầu tư này, đại diện Tập đoàn Năng lượng Repsol mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô…
Trước đó, theo thông tin từ Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí (PVN) Phan Đình Đức, hiện có một số đối tác ngân hàng đang quan tâm đến IPO BSR.
Ngoài ra, một doanh nghiệp Việt khá lạ tên là Tập đoàn Tín Thành cũng bày tỏ quan tâm đến IPO Lọc dầu Dung Quất khi tuyên bố sẽ xem xét mua cổ phần của BSR đến 5% (khoảng 2.000 tỷ đồng) trong năm 2017. Trong vòng 12 tháng sau khi IPO, Tín Thành đề xuất BSR trình Thủ tướng Chính phủ phương án trở thành cổ đông chiến lược và được mua đến 55% cổ phần của BSR.
BSR hiện đang được định giá 72.880 tỷ đồng, nghĩa là muốn sở hữu 55% cổ phần BSR, Tập đoàn Tín Thành sẽ phải bỏ ra tới 40.000 tỷ đồng. Đây là số tiền cực lớn không chỉ đối với doanh nghiệp Việt mà còn đối với cả các tập đoàn lớn nước ngoài. Tập đoàn Tín Thành hiện chỉ có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.