Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo thống kê của FiinGroup, tính đến ngày 7/5/2020, đã có 970 doanh nghiệp niêm yết (chiếm 94,6% vốn hóa thị trường) công bố chính thức kết quả kinh doanh quý I/2020. Trong đó, 754 doanh nghiệp báo lãi, trong khi 216 doanh nghiệp báo lỗ.
Nếu chỉ tính các doanh nghiệp phi tài chính (không tính ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán và quản lý quỹ) thì doanh thu giảm 4,6% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm tới 41,3%.
Trong đó, giảm mạnh nhất là ngành dầu khí khi ghi nhận lỗ tổng cộng 4.500 tỷ đồng. Tiếp đó là ngành du lịch và giải trí với tổng lỗ 3.400 tỷ đồng trong quý vừa qua.
Trên thực tế, con số tổng lợi nhuận không phản ánh hết mức độ suy giảm của các doanh nghiệp trong các ngành. Điển hình là ngành bất động sản ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 17,8% trong quý vừa qua, chủ yếu do lực kéo từ "ông trùm" Vinhomes.
Gộp chung, quý I/2020, tổng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết giảm 2,8%; lợi nhuận sau thuế giảm 27,6%.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong quý I/2020. Nguồn: FiinGroup
Covid-19 tạo ra cú sốc cung và cú sốc cầu nhưng kể cả khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, suy thoái kinh tế thời gian dài là khó tránh vì suy thoái là một vòng xoáy (cầu giảm khiến cung giảm và cứ như vậy). Các biện pháp kích thích kinh tế phần nào giúp vòng xoáy đó diễn ra chậm hơn và nhanh chạm điểm đảo chiều hơn, nhưng xu hướng thì vẫn vậy.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, xét trong năm nay, có khả năng quý I sẽ là quý ghi nhận kết quả kinh doanh lạc quan nhất bởi ảnh hưởng thực sự đáng kể bởi dịch mới chỉ bắt đầu vào nửa cuối tháng 3. Dù vậy, như đã đề cập, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết vẫn giảm gần 28%.
Quý II sẽ là một quý ghi nhận kết quả kinh doanh tồi tệ khi phần lớn tháng 4, nền kinh tế tạm "đóng cửa" để thực hiện cách ly xã hội. Sau lệnh cách ly, sự phục hồi sẽ diễn ra từ từ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dịch bệnh làm thay đổi lớn hành vi chi tiêu nên mức độ hồi phục trong tháng 5 và tháng 6 sẽ gặp phải nhiều lực cản; thêm vào đó, các thị trường xuất khẩu lớn vẫn đang "đóng cửa" hoặc chỉ "mở hé" trong tháng 5 và có thể cả tháng 6 do dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp, điều này được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở thuộc hàng lớn nhất thế giới.
Quý III và quý IV, mặc dù nền kinh tế có thể bắt đầu hồi phục nhưng là hồi phục từ mức thấp điểm, bất lợi ở hoạt động xuất khẩu, vòng xoáy suy thoái trong nước cùng chính sách "đóng cửa với người nước ngoài" nhiều khả năng sẽ vẫn khiến nền kinh tế gặp khó khăn lớn nên kết quả kinh doanh nếu so với cùng kỳ năm ngoái có thể vẫn có chênh lệch rất lớn. Tia hy vọng thời kỳ này là vaccine nhưng nếu chưa có, rủi ro tái bùng phát vẫn trực chờ các nước trên thế giới và cũng không loại trừ Việt Nam, mặc dù đây là điều không ai muốn.
Đây là câu chuyện khó khăn chung với nền kinh tế và các doanh nghiệp niêm yết cũng không đứng ngoại lệ. Quý I, lợi nhuận giảm 28% là vẫn có lực đỡ rất lớn từ ngành ngân hàng (tăng trưởng 3,4%) và lợi nhuận đột biến của Vinhomes.
Trong quý II và có thể cả các quý tiếp theo, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ suy giảm mạnh bởi rất nhiều lý do. Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng gặp khó do "thắt" chuẩn đầu ra, cộng thêm các biện pháp miễn giảm lãi vay, tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay đối với cả các khoản vay mới sẽ tác động rất lớn đến thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng. Thứ hai, các biện pháp miễn giảm phí cùng với sự suy giảm về lượng khách cũng khiến mảng dịch vụ "lao đao".
Thứ ba, lợi nhuận đột biến từ mảng mua bán chứng khoán đầu tư trong quý I có thể sẽ không còn trong các quý tới. Cùng với đó, nguồn thu từ nợ ngoại bảng cũng chịu áp lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Trong khi đó, các ngân hàng sẽ tiếp tục phải tăng mạnh trích lập dự phòng để gia cố khả năng xử lý lượng lớn nợ xấu.
Khó có thể ước tính chính xác được mức giảm lợi nhuận cả năm nay nhưng có thể mường tượng rằng trong kịch bản lạc quan thì mức giảm cũng phải cao hơn mức giảm quý I (gần 28%).
Thế nhưng, tính từ đầu năm đến hết phiên giao dịch ngày 7/5, chỉ số VN-Index mới chỉ giảm 17% và nếu thị trường tiếp tục diễn biến đi ngang hoặc thậm chí đi lên, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam thời kỳ suy thoái này thậm chí còn cao hơn cả P/E thời kỳ trước suy thoái ngay cả với kịch bản lạc quan. Còn với kịch bản bi quan hơn, P/E thậm chí còn tăng đáng kể. Một điều khá nghịch lý theo logic thông thường.
Theo nhận định của các chuyên gia FiinGroup, cũng như TTCK Mỹ và nhiều nơi thì bối cảnh hiện tại của TTCK không thể hiện là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, không phản ánh tình hình sức khỏe và rủi ro phá sản của doanh nghiệp ở nhiều ngành và nhiều nơi.
"Hiện sự đi lên và sôi động của chứng khoán chủ yếu là sự vận động của dòng tiền và cơ bản về mặt tổng thể là không liên quan đến quan điểm của giới phân tích về triển vọng nền kinh tế nói chung và sức khỏe của doanh nghiệp", chuyên gia của FiinGroup nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.