Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động

Khánh Tú - 27/03/2025 09:00 (GMT+7)

(VNF) - NHNN nhận định việc luật hóa Nghị quyết 42 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở các ngân hàng.

Hàng nghìn tỷ ‘bất động’ khi Nghị quyết 42 kết thúc

Dù lạc quan về tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận, kiểm soát nợ xấu vẫn là ưu tiên lớn của các ngân hàng trong năm 2025. Tuy nhiên, đến nay, việc xử lý nợ xấu gặp nhiều thách thức do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, khiến các ngân hàng tiếp tục đề xuất luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, việc xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thời gian thu hồi nợ bị kéo dài do một số biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu không còn cơ sở pháp lý để áp dụng.

Cụ thể, MB cho biết, tính đến tháng 3/2024, quy mô tài sản bảo đảm gắn với các khoản nợ xấu thuộc phạm vi Nghị quyết 42 là khoảng 8.900 tỷ đồng. Thời gian thu hồi nợ tăng hơn 27% so với những năm trước do MB không được thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý và cần thêm thời gian để thỏa thuận, thuyết phục khách hàng, bên thế chấp bàn giao tài sản bảo đảm và thủ tục tố tụng, thi hành án bị kéo dài. Do đó, thời gian thu hồi nợ bình quân năm 2024 của MB là 7,53 tháng trong khi thời gian thu hồi nợ bình quân năm 2023 là 5,93 tháng.

Không chỉ vậy, chi phí thu hồi nợ cũng tăng tới 22% so với trước đây do khách hàng không hợp tác và MB phải áp dụng thêm nhiều giải pháp xử lý nợ khác như khởi kiện, thi hành án,… Trong năm 2024, MB đã thực hiện nộp đơn khởi kiện 960 vụ việc, tăng gần 2,8 lần so với năm 2022 và 2,4 lần so với năm 2023.

Ngân hàng gặp khó trong xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực.

Techcombank cũng cho biết, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, ngân hàng gặp không ít vướng mắc trong xử lý nợ xấu do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. Một trong những bất cập lớn nhất là sự chậm trễ trong triển khai thủ tục thi hành án, gây cản trở quá trình xử lý tài sản đảm bảo.

Tính đến 31/3/2024, Techcombank có 98 tài sản có giá trị lớn khoảng từ 2,5 tỷ đến 20 tỷ đồng (tổng giá trị khoảng 649 tỷ đồng) đã có Quyết định thi hành án từ 90 ngày đến hơn 2000 ngày nhưng chưa được kê biên. Cùng kỳ, Techcombank có 5 tài sản với tổng giá trị khoảng 4,4 tỷ đồng đã gửi văn bản nhận cấn trừ nhưng chưa được bàn giao. Thời gian nhận bàn giao của những tài sản này là từ 2 năm đến gần 5 năm.

Ngoài ra, Techcombank có 7 tài sản (tổng giá trị bán đấu giá 10 tỷ đồng) đã bán đấu giá nhưng chưa nhận tiền bán đấu giá do chưa bàn giao được tài sản cho người trúng đấu giá. Thời gian chậm bàn giao từ 6 tháng đến hơn 3 năm.

“Công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự tại một số nơi, một số thời điểm còn chậm trễ, hoặc thiếu sự phối hợp giữa các bên, dẫn tới nhiều trường hợp chậm triển khai thủ tục thi hành án, thậm chí thời gian triển khai thủ tục kéo dài, làm chậm tiến độ, giảm hiệu quả xử lý nợ xấu của Techcombank”, phía ngân hàng cho hay.

Hay như TPBank, ngân hàng này cho biết, do hiệu ứng của Nghị quyết 42 hết hiệu lực nên đa số khách hàng/bên bảo đảm có nợ quá hạn không hợp tác trả nợ.

Thậm chí, còn xảy ra tình trạng khách hàng không đồng thuận, thiện chí bàn giao tài sản, có phản ứng gay gắt đối với việc tctd thu giữ tài sản và gửi đơn tố giác cán bộ ngân hàng thực hiện hành vi “cưỡng đoạt tài sản” đến cơ quan có thẩm quyền. Vụ việc sau đó đã bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

“Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ ngân hàng khi tác nghiệp trong trường hợp này cũng gặp khó khăn nhất định, do cơ sở pháp lý chưa thực sự rõ ràng”, TPBank cho hay.

Đồng quan điểm, ACB cho hay, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nhiều cơ quan địa phương đã từ chối tham gia vào việc thu giữ tài sản bảo đảm của các TCTD với lý do cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương hỗ trợ thu giữ không còn. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp chủ tài sản chống đối rất quyết liệt, không đồng ý bàn giao tài sản vì cho rằng việc thu giữ tài sản bảo đảm của TCTD không minh bạch, không đúng quy định pháp luật do không có sự chứng kiến, xác nhận của chính quyền địa phương.

Hệ quả là việc thu giữ tài sản bảo đảm không thành công hoặc phát sinh khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến việc thu giữ tài sản bảo đảm, khiến cho quá trình xử lý nợ xấu kéo dài.

Luật hóa Nghị quyết 42

NHNN mới đây vừa công bố Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng để luật hoá một số nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14. Bản dự thảo dự kiến sẽ được trình và có thể được thông qua tại kỳ họp Quốc Hội vào tháng 5/2025.

Theo NHNN, không giống như giao dịch dân sự thông thường, hoạt động ngân hàng được vận hành theo phương thức đi vay (nhận tiền gửi của người gửi tiền) để cho (doanh nghiệp, người dân) vay.

“Do vậy, ngân hàng chịu áp lực về thời gian cũng như chi phí để hoàn trả người gửi tiền khi được yêu cầu. Nếu áp dụng các quy định chung như đối với giao dịch vay dân sự (khởi kiện và chờ thi hành bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền) hoặc không có quy định đặc thù riêng, quyền lợi của ngân hàng sẽ không được bảo vệ thích đáng, dẫn đến một mặt, ngân hàng không có khả năng hoàn trả tiền gửi cho người gửi tiền khi được yêu cầu, làm phát sinh các khủng hoảng tài chính theo hiệu ứng domino”, NHNN nhấn mạnh.

Mặt khác, ngân hàng không có xu hướng, động lực cho vay, dẫn đến vốn của ngân hàng không được xoay vòng, không tạo ra lợi nhuận, giá trị gia tăng cho nền kinh tế, khiến doanh nghiệp, người dân khó tiếp cận vốn vay hoặc tiếp cận vốn vay với chi phí cao.

Ba chính sách liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tại Nghị quyết số 42 được đề xuất luật hóa theo hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

NHNN cho biết, việc tiếp tục luật hóa các quy định tại Nghị quyết 42 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ thực hiện các quyền lợi hợp pháp của mình trong việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.

Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ và giảm chi phí xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, từ đó góp phần giảm chi phí các khoản cấp tín dụng, hạ lãi suất, tăng cường khả năng quay vòng vốn và tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp; tránh để phát sinh và bùng phát tình trạng người dân, doanh nghiệp tiếp cận “tín dụng đen”.

Theo đó, ba chính sách liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tại Nghị quyết số 42 được đề xuất luật hóa theo hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD bao gồm:

Một là, về quyền thu giữ tài sản bảo đảm, NHNN kiến nghị trao quyền cho các tổ chức tín dụng thu giữ tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng vay không thanh toán được nợ, với điều kiện hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về quyền này.

Hai là, về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại TCTD không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Ba là, về vấn đề hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, NHNN yêu cầu cần thiết lập một khung pháp lý rõ ràng về hoàn trả tài sản bị thu giữ liên quan đến các vụ án hình sự hoặc hành chính.

Tuy nhiên, MB kiến nghị việc Luật hóa Nghị quyết 42 phải đi cùng với sự điều chỉnh đồng bộ của các quy định pháp luật có liên quan.

“Nếu Luật hóa Nghị quyết 42 mà không điều chỉnh kịp thời các quy định pháp luật khác có liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Thi hành án dân sự… thì có thể gây mâu thuẫn, khó áp dụng trên thực tế.

Đồng thời, mặc dù thị trường mua bán nợ xấu sẽ phát triển nếu có quy định pháp luật rõ ràng nhưng cũng có thể xuất hiện những nhà đầu tư lợi dụng kẻ hở pháp luật để đầu cơ, thao túng giá trị nợ xấu, gây ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng và khách hàng vay, bên đảm bảo”, phía MB cho biết.

Nợ xấu phình to, ngân hàng ngóng 'phao cứu sinh'

Nợ xấu phình to, ngân hàng ngóng 'phao cứu sinh'

Ngân hàng 122 ngày trước
(VNF) - Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng cao, việc có thêm các “công cụ” xử lý nợ xấu trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Cùng chuyên mục
'Khát' nhân sự số: Chuyện đau đầu của ông chủ nhà băng

'Khát' nhân sự số: Chuyện đau đầu của ông chủ nhà băng

25/03/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong khi tuyển dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số đang là vấn đề nan giải của nhiều ngân hàng thì sự ra mắt của một loạt ngân hàng số dự kiến sẽ khiến công cuộc cạnh tranh tìm nhân tài trong thời gian tới còn khốc liệt hơn nữa.

 Giá trị thương hiệu MB gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc trên bảng xếp hạng Top 500

Giá trị thương hiệu MB gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc trên bảng xếp hạng Top 500

25/03/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 20/3/2025, Brand Finance đã công bố Báo cáo toàn cầu mới nhất của về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, trong đó có nhóm các ngân hàng tại Việt Nam

Vinashin phá sản, công ty con đầu tư Sân Golf Mê Linh bị ngân hàng siết nợ 3.100 tỷ

Vinashin phá sản, công ty con đầu tư Sân Golf Mê Linh bị ngân hàng siết nợ 3.100 tỷ

25/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Mới đây, BIDV đã phát đi thông báo tìm người mua khoản nợ xấu của Công ty cổ phần Vận tải biển và bất động sản Việt Hải – Chủ đầu tư Sân golf Mê Linh - với giá khởi điểm hơn 3.098 tỷ đồng.

Bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế?

Bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế?

25/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) khẳng định, việc bơm từ 2,5 đến 3 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế sẽ giúp hỗ trợ và tạo động lực lớn cho tăng trưởng. Tuy nhiên, đây không hẳn là cách duy nhất để đạt được tăng trưởng cao và hiện việc bơm vốn sẽ gặp rào cản rất lớn đó chính là bức tường tỷ giá.

Giá USD ngân hàng lập kỷ lục mới

Giá USD ngân hàng lập kỷ lục mới

24/03/25 17:36 (GMT+7)

(VNF) - Giá USD tại kênh ngân hàng hôm nay tăng mạnh, gần 100 đồng, vượt 25.800 đồng/USD ở chiều bán, mức cao nhất từ trước đến nay.

SHB: Nơi lan toả yêu thương

SHB: Nơi lan toả yêu thương

24/03/25 17:26 (GMT+7)

(VNF) - Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, giữa những áp lực công việc và những thử thách không lường trước, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng đầy ấm áp, có những bàn tay chìa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở để đồng hành, san sẻ. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), những điều tử tế ấy vẫn luôn hiện hữu, vẫn âm thầm chạm đến trái tim của biết bao con người.

Mùa ĐHCĐ, ngân hàng dồn dập trình đề án tăng vốn

Mùa ĐHCĐ, ngân hàng dồn dập trình đề án tăng vốn

24/03/25 17:00 (GMT+7)

(VNF) - Mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay, nhiều ngân hàng đẩy mạnh việc tăng vốn nhằm giúp gia tăng nguồn lực nội tại và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động.

Số hóa ngân hàng yếu kém: 'Con đường sáng' sau bước chuyển giao

Số hóa ngân hàng yếu kém: 'Con đường sáng' sau bước chuyển giao

24/03/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều thương vụ chuyển giao ngân hàng bắt buộc đã hoàn tất thủ tục và bước vào vận hành theo mô hình mới. Trong quá trình tái cơ cấu nhiều thách thức, hướng đến ngân hàng số là con đường được nhiều ngân hàng lựa chọn.

Trước mùa ĐHCD, thấy gì từ chiến lược năm 2025 của các ngân hàng?

Trước mùa ĐHCD, thấy gì từ chiến lược năm 2025 của các ngân hàng?

24/03/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đồng loạt công bố kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2025 và hé lộ những định hướng chiến lược quan trọng cho năm nay. Mặc dù có sự khác biệt trong kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng, song nhìn chung, tăng vốn điều lệ, kiểm soát nợ xấu và đẩy mạnh số hóa là ba trong số những trọng tâm trong chiến lược của các ngân hàng năm nay.

Giá USD vượt 26.000 đồng, ngân hàng mở room ngoại tối đa 49%

Giá USD vượt 26.000 đồng, ngân hàng mở room ngoại tối đa 49%

23/03/25 13:15 (GMT+7)

(VNF) - NHNN lần đầu tiên tăng giá bán USD vượt 26.000 đồng. Nhiều ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.

Lý do ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT ABBank

Lý do ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT ABBank

22/03/25 11:26 (GMT+7)

(VNF) - Ông Vũ Văn Tiền cho biết muốn đồng hành cùng hội đồng quản trị ABBank nên rút đơn từ nhiệm.

Tín dụng cho SME: Cả 2 cùng chuyển động mới vượt qua rào cản

Tín dụng cho SME: Cả 2 cùng chuyển động mới vượt qua rào cản

22/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Bài toán khó tiếp cận vốn tín dụng của khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp SME cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ. Nhưng lời giải không thể chỉ trông chờ vào phía ngân hàng, bởi “một bàn tay không thể vỗ thành tiếng”.

Cảnh báo: Hàng triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa tự động

Cảnh báo: Hàng triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa tự động

22/03/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều ngân hàng tự động khóa thẻ hoặc đóng tài khoản nếu không phát sinh giao dịch trong 6-18 tháng khi số dư về 0 nhằm xóa bỏ tài khoản rác, tài khoản không chính chủ.

NHNN lần đầu tiên tăng giá bán USD vượt 26.000 đồng

NHNN lần đầu tiên tăng giá bán USD vượt 26.000 đồng

21/03/25 16:25 (GMT+7)

(VNF) - Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng giá bán USD lên trên 26.000 đồng. Tỷ giá trung tâm cũng lên mức kỷ lục lịch sử.

SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước

SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước

21/03/25 15:39 (GMT+7)

(VNF) - Hành trình thiện nguyện của CBNV Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân Yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, những em nhỏ mất cha mẹ do dịch bệnh Covid-19, những cụ già neo đơn không nơi nương tựa hay nữ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tại 29 tỉnh, thành trên cả nước….

Ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6

Ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6

21/03/25 15:10 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 21/3/2025, tại Hải Phòng, NHNN Việt Nam đã tổ chức Công bố Quyết định và ra mắt NHNN Khu vực 6 và Hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế Khu vực 6”.

Dành 80% tín dụng cho kinh tế tư nhân, sếp ngân hàng nói 'DN cần chủ động xích lại gần nhau'

Dành 80% tín dụng cho kinh tế tư nhân, sếp ngân hàng nói 'DN cần chủ động xích lại gần nhau'

21/03/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Tính đến cuối 2024, dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế. Có ngân hàng dành 80% dư nợ tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân.

Ông Đỗ Anh Tú cùng lúc từ nhiệm tại TPBank và TPS

Ông Đỗ Anh Tú cùng lúc từ nhiệm tại TPBank và TPS

21/03/25 10:58 (GMT+7)

(VNF) - Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm thành viên HĐQT tại TPBank và TPS theo nguyện vọng cá nhân và cam kết không can thiệp, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến các nội dung này.

Ngân hàng Nhà nước 'muốn đưa lãi suất liên ngân hàng về vùng rất thấp'

Ngân hàng Nhà nước 'muốn đưa lãi suất liên ngân hàng về vùng rất thấp'

21/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Với những tín hiệu điều hành gần đây của Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Ngọc Báu, CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup nhận định: Nhà điều hành đang mong muốn đưa lãi suất liên ngân hàng về vùng rất thấp, hoặc có thể sẽ cho lãi suất liên ngân hàng chạy trong biên độ lớn hơn 0 - 4%

VietinBank đón dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp Hoa ngữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp Hoa ngữ

21/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Với lợi thế hệ sinh thái ngân hàng số hiện đại, đội ngũ chuyên trách am hiểu ngôn ngữ và văn hóa, cùng các chính sách ưu đãi hấp dẫn, VietinBank đang khẳng định vị thế là đối tác tài chính tin cậy, đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa ngữ trong hành trình phát triển tại Việt Nam.

Nới room ngoại lên 49%: VPBank, MB và HDBank còn chỗ cho 'cá mập' nước ngoài?

Nới room ngoại lên 49%: VPBank, MB và HDBank còn chỗ cho 'cá mập' nước ngoài?

21/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Ngoại trừ Vietcombank với trên 50% vốn do Nhà nước sở hữu, ba ngân hàng còn lại là VPBank, MB và HDBank đều thuộc diện được nới trần room ngoại lên 49% theo Nghị định 69/2025.

Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được nới room ngoại lên 49%

Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được nới room ngoại lên 49%

20/03/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng đó.

Ngân hàng nào được cấp room tín dụng cao trong năm 2025?

Ngân hàng nào được cấp room tín dụng cao trong năm 2025?

20/03/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù NHNN không công khai xếp hạng từng ngân hàng song nếu xét theo bảng xếp hạng CAMEL của Chứng khoán Yuanta, Techcombank, Vietcombank, MB, ACB và VietinBank sẽ là những ngân hàng có khả năng được cấp room tín dụng cao hơn so với những ngân hàng còn lại.

Tin khác
Áp lực lớn nhưng dư địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là 'bài toán khó'

Áp lực lớn nhưng dư địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là 'bài toán khó'

(VNF) - Lãi suất huy động đồng loạt giảm, lãi suất cho vay cũng đang ở mức rất thấp. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất còn hạn hẹp. Các ngân hàng đang gặp khó khi vừa muốn cho vay với lãi suất thấp vừa đảm bảo lợi nhuận cho người gửi tiền.

'Khát' nhân sự số: Chuyện đau đầu của ông chủ nhà băng

'Khát' nhân sự số: Chuyện đau đầu của ông chủ nhà băng

 Giá trị thương hiệu MB gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc trên bảng xếp hạng Top 500

Giá trị thương hiệu MB gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc trên bảng xếp hạng Top 500

Vinashin phá sản, công ty con đầu tư Sân Golf Mê Linh bị ngân hàng siết nợ 3.100 tỷ

Vinashin phá sản, công ty con đầu tư Sân Golf Mê Linh bị ngân hàng siết nợ 3.100 tỷ

Bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế?

Bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế?

Giá USD ngân hàng lập kỷ lục mới

Giá USD ngân hàng lập kỷ lục mới

SHB: Nơi lan toả yêu thương

SHB: Nơi lan toả yêu thương

Mùa ĐHCĐ, ngân hàng dồn dập trình đề án tăng vốn

Mùa ĐHCĐ, ngân hàng dồn dập trình đề án tăng vốn

Số hóa ngân hàng yếu kém: 'Con đường sáng' sau bước chuyển giao

Số hóa ngân hàng yếu kém: 'Con đường sáng' sau bước chuyển giao

Trước mùa ĐHCD, thấy gì từ chiến lược năm 2025 của các ngân hàng?

Trước mùa ĐHCD, thấy gì từ chiến lược năm 2025 của các ngân hàng?

Giá USD vượt 26.000 đồng, ngân hàng mở room ngoại tối đa 49%

Giá USD vượt 26.000 đồng, ngân hàng mở room ngoại tối đa 49%

Lý do ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT ABBank

Lý do ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT ABBank

Tín dụng cho SME: Cả 2 cùng chuyển động mới vượt qua rào cản

Tín dụng cho SME: Cả 2 cùng chuyển động mới vượt qua rào cản

Cảnh báo: Hàng triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa tự động

Cảnh báo: Hàng triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa tự động

NHNN lần đầu tiên tăng giá bán USD vượt 26.000 đồng

NHNN lần đầu tiên tăng giá bán USD vượt 26.000 đồng

SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước

SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước

Ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6

Ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6

Dành 80% tín dụng cho kinh tế tư nhân, sếp ngân hàng nói 'DN cần chủ động xích lại gần nhau'

Dành 80% tín dụng cho kinh tế tư nhân, sếp ngân hàng nói 'DN cần chủ động xích lại gần nhau'

Ông Đỗ Anh Tú cùng lúc từ nhiệm tại TPBank và TPS

Ông Đỗ Anh Tú cùng lúc từ nhiệm tại TPBank và TPS

Ngân hàng Nhà nước 'muốn đưa lãi suất liên ngân hàng về vùng rất thấp'

Ngân hàng Nhà nước 'muốn đưa lãi suất liên ngân hàng về vùng rất thấp'

VietinBank đón dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp Hoa ngữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp Hoa ngữ

Nới room ngoại lên 49%: VPBank, MB và HDBank còn chỗ cho 'cá mập' nước ngoài?

Nới room ngoại lên 49%: VPBank, MB và HDBank còn chỗ cho 'cá mập' nước ngoài?

Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được nới room ngoại lên 49%

Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được nới room ngoại lên 49%

Ngân hàng nào được cấp room tín dụng cao trong năm 2025?

Ngân hàng nào được cấp room tín dụng cao trong năm 2025?