'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh trong năm 2022 với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021.
Đáng chú ý, năm 2022 tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022.
Trước đó, theo NAPAS, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 26% năm 2020 xuống mức 12% năm 2021.
Như vậy, con số tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt hiện chỉ bằng 1/4 so với cách đây 2 năm.
Đáng chú ý, năm 2022 tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỷ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022.
Theo ông Minh, dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR cũng có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt, thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận vì sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp. Riêng đối với chương trình miễn, giảm phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ, tổng phí NAPAS đã giảm cho các tổ chức thành viên trong năm 2022 đạt 1.743 tỷ đồng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng đánh giá việc tiếp tục giảm tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt so với tổng các giao dịch và tăng về tỷ trọng xử lý thẻ chip VCCS - tiêu chuẩn thẻ chip nội địa được xử lý qua hệ thống NAPAS - trong năm 2022 là "những con số biết nói". Điều này cho thấy sự phát triển trong hoạt động của NAPAS, đồng thời thể hiện các ngân hàng cũng đang dịch chuyển dần sang thẻ chip VCCS.
Tại buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước diễn ra vào cuối năm 2022, ông Nguyễn Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết tính đến hết tháng 11/2022, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 89,36% và 40,55%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 116,1% và 92,3%; qua phương thức QR code tăng tương ứng 182,5% và 210,6%; giao dịch qua POS tăng tương ứng 53,57% và 48,78%; giao dịch qua ATM tăng tương ứng 13,28% và 14,04%.
Đến lúc giảm số lượng máy rút tiền ATM? Nhiều năm qua, sự hiện diện của máy rút tiền ATM tại các đô thị đã rất hữu ích. Song để duy trì hệ thống ATM, các ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí: từ việc thuê chỗ đặt máy ATM, đường truyền, bảo trì, điện, giám sát an toàn, tiếp quỹ và số tiền phải bỏ ra để nạp vào các cây ATM... Ngày nay, điện thoại thông minh đã hết sức phổ biến và các ngân hàng cũng đã cung cấp cho các thuê bao dịch vụ trực tuyến để tra cứu, chuyển tiền, thanh toán dịch vụ... thì nhu cầu rút tiền mặt cũng đã giảm đi rất nhiều. Do đó, nhiều người băn khoăn việc duy trì nhiều trạm ATM có thực sự cần thiết?! Nếu giảm số lượng máy rút tiền ATM, các ngân hàng cũng tiết giảm được nhiều chi phí duy trì hệ thống ATM, có cơ hội giảm lãi suất cho vay cũng như có thêm nguồn lực để đầu tư ngân hàng số với nhiều chính sách ưu đãi, miễn phí giao dịch. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể tính toán việc cân đối lại mạng lưới ATM, chuyển một số ATM về vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn - những nơi thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn khó khăn trong triển khai và việc tiếp cận của người dân với các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được tốt. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.