Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong thông điệp gửi tới cổ đông gần đây, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cho biết Hòa Phát sẽ nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý để có thể sớm khởi công Dự án Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất 2.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 tới, HĐQT Hòa Phát sẽ trình cổ đông thông qua phương án đầu tư "siêu dự án" này.
Theo đó, tổng mức đầu tư sẽ tăng lên 85.000 tỷ đồng từ mức dự kiến 60.000 tỷ đồng trước đây. Đồng thời, nâng công suất lên 5,6 triệu tấn thép/năm từ mức 5 triệu tấn theo đề xuất trước đây, trong đó có 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tăng mạnh từ mức 3 triệu tấn HRC theo đề xuất trước đây.
Nhìn vào cơ cấu và sự điều chỉnh công suất sản xuất thép, có thể thấy Hòa Phát đang tiếp tục đặt niềm tin rất lớn vào "quân bài" HRC.
Nhìn lại, từ năm 2017, Formosa Hà Tĩnh bắt đầu sản xuất và cung ứng HRC ra thị trường.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN), tổng nhu cầu HRC trong nước năm 2021 lên tới 14,7 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2020. Trong khi đó, tổng sản lượng HRC nội địa của Formosa và Hòa Phát cung cấp ra thị trường chỉ đạt 6,92 triệu tấn, tương ứng 47% tổng nhu cầu nội địa.
Bên cạnh tình trạng cung chưa bằng một nửa cầu, việc giá HRC tăng cao cũng là nguyên nhân quan trọng khiến Hòa Phát quyết định đẩy nhanh tiến độ "siêu dự án" Dung Quất 2.
Cụ thể, trên thị trường thế giới, giá quặng sắt đã tăng liên tục từ đầu quý II/2020, đạt mức 170 USD/tấn vào cuối tháng 3/2021, tăng tới 109% so với cùng kỳ năm ngoái.
MASVN cho rằng có 3 lý do thúc đẩy giá quặng tăng cao. Thứ nhất là do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Úc - nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới (chiếm 44% thị phần xuất khẩu quặng sắt toàn cầu). Thứ hai là sự phục hồi của ngành xây dựng và hạ tầng toàn cầu sau đại dịch. Thứ ba là sản lượng thép trên thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau khi ngưng lò trong năm 2020.
"Với diễn biến giá quặng sắt hiện tại, chúng tôi cho rằng trong năm 2021, giá HRC có thể đạt mức trên 820 USD/tấn (tăng 52% so với năm 2020) và các công ty sản xuất HRC sẽ có thể hoạt động tối đa công suất", chuyên gia của MASVN nhận định.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì dự báo giá HRC trong nước năm 2021 sẽ tăng 24,7%, lên 15,9 triệu đồng/tấn.
BVSC cho rằng Dự án Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất 2 có nhiều điều kiện để hoàn thành sớm do Hòa Phát có kinh nghiệm thi công dự án dự án nhà máy sản thép với quy mô lớn, có kinh nghiệm trong thi công cảng nước sâu, có thể không bị ảnh hưởng tiến độ do giãn cách xã hội bởi Covid-19 và nguồn vốn tự có sẽ dồi dào hơn nhờ lợi nhuận sau thuế đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm.
Trong báo cáo công bố gần đây, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho biết nhiều khả năng "siêu dự án" Dung Quất 2 sẽ bắt đầu xây dựng từ đầu năm 2022, sớm hơn 1 năm so với kết hoạch ban đầu. Đặc biệt, Hòa Phát sẽ đầu tư mạnh vào công nghệ sản xuất HRC, đây là một trong những lý do khiến tập đoàn này tăng mạnh tổng mức đầu tư so với kế hoạch ban đầu.
HSC cho rằng sản phẩm HRC chất lượng cao có thể được bán với giá cao và đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho Hòa Phát.
Theo công ty chứng khoán này, thời gian xây dựng của dự án ước tính là 36 tháng và nhà máy dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động vào đầu năm 2025.
"Siêu dự án" Dung Quất 2 được giới đầu tư đánh giá là động lực tăng trưởng chính của Hòa Phát trong trung hạn, đồng thời, việc đưa bổ sung dự án vào mô hình định giá cổ phiếu cũng giúp tăng mạnh giá trị hợp lý cho mỗi cổ phiếu HPG.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.