Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bà Mai Thuỳ Trang, đồng sáng lập kiêm Giám đốc tiếp thị CTCP Tư vấn và Đầu tư RIIN Group (RIIN Group), cho biết, vào chiều 27/2, tài khoản phụ của công ty đã bị rút hết số tiền 95 triệu đồng bằng hai tấm séc, tại một phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trên phố Hoàng Đạo Thuý (Hà Nội).
Theo nội dung giấy đề nghị cung ứng séc, chủ tài khoản của công ty này là Nguyễn Duy Thịnh đã ký và đề nghị ngân hàng cung ứng hai tấm séc để rút tiền mặt. Người được uỷ nhiệm nhận séc là ông N.Đ.C, số CCCD: 024202006xxx được cấp ngày 9/5/2021.
Phía dưới của giấy đề nghị có nội dung thể hiện việc ACB đồng ý cung ứng séc có số seri: AA20409331-50.
Tuy nhiên, trao đổi với PV.VietNamNet vào chiều 4/3, bà Trang khẳng định, doanh nghiệp này chưa hề ký bất kỳ tấm séc nào trước đó.
Về tấm séc được sử dụng tại ACB Hoàng Đạo Thuý, đại diện công ty này cho rằng, người rút tiền đã làm giả con dấu và cả chữ ký.
“Theo quan sát bằng mắt thường, con dấu giả này có đường nét đậm và dày, trong khi con dấu thật của công ty thì nét thanh và rõ hơn. Còn chữ ký là giả mạo hoàn toàn so với chữ ký thật. Nhưng không hiểu sao phía ngân hàng vẫn phê duyệt yêu cầu rút tiền mặt", bà Trang nói.
Cũng theo đại diện RIIN Group, sau khi nhận tin nhắn SMS thông báo biến động số dư, phía công ty ngay lập tức đến một chi nhánh ACB tại quận 2, TP.HCM để trình báo sự việc. Tại đây, nhân viên ACB hướng dẫn bà Trang làm đơn tố cáo ra cơ quan công an.
“Nhưng tố cáo chi nhánh ngân hàng làm mất tiền của khách hay tố cáo người giả mạo rút tiền? Tôi cho rằng, phía ngân hàng chưa làm tròn trách nhiệm”, bà Trang bày tỏ.
Ngày 28/2, đại diện công ty này đã có mặt tại văn phòng ACB trên phố Bùi Đình Tuý, quận Bình Thạnh, TP. HCM và được hướng dẫn làm bản tường trình chi tiết về tài khoản công ty bị "bên thứ 3" rút hết số tiền 95 triệu đồng.
Tại đây, phía ACB trả lời cần họp nội bộ và “sẽ phản hồi sau”.
“Chúng tôi là công ty nhỏ, vừa mới được thành lập, lại bị mất tiền vào đúng ngày trả lương cho nhân viên nên gặp rất nhiều khó khăn. Tôi cho rằng nếu không làm đến nơi đến chốn, rất có thể sẽ có thêm những nạn nhân khác bị mất tiền như chúng tôi”, bà Trang cho hay.
Trong khi chờ ACB phản hồi chính thức về vụ việc, trao đổi với PV.VietNamNet chiều 7/3, bà Mai Thuỳ Trang bất ngờ cho biết, ngày 5/3, một cá nhân đã liên hệ qua điện thoại với công ty và tự xưng là "người rút tiền từ tấm séc" và tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền.
Ngay lập tức, tài khoản của công ty nhận được toàn bộ số tiền 95 triệu đồng nhưng nội dung chuyển khoản lại được ghi là “Rút hộ tấm séc”.
“Chúng tôi cũng không xác định được người chuyển tiền đó là ai và cũng không đồng ý với nội dung chuyển khoản là “Rút hộ tấm séc”. Vì đó là ngày trả lương của công ty nên chúng tôi đã gửi email đến ACB để yêu cầu họ có phản hồi về số tiền này, nếu không thì chúng tôi sẽ sử dụng số tiền đó để trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, đến nay, phía ACB vẫn chưa có phản hồi gì”, bà Trang nói.
Đại diện RIIN Group đặt nghi vấn về khả năng đối tượng rút tiền sau khi nhận thấy vụ việc được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội nên đã chủ động "khắc phục hậu quả".
Đến nay, thông tin về người chuyển trả lại số tiền trên vẫn là ẩn số đối với công ty của bà Trang.
Ngày 9/3, phản hồi với VietNamNet , phía ACB cho biết, ngân hàng có gửi thư mời đại diện pháp luật của Công ty Riin Group đến làm việc vào ngày 5/3 nhưng khách hàng từ chối đến làm việc.
"Ngày 5/3, khách hàng thông báo cho ACB rằng đã nhận lại được số tiền từ bên thụ hưởng séc. Đây là giao dịch do bên thụ hưởng tự chuyển khoản trực tiếp đến tài khoản của khách hàng và không liên quan đến ACB", ACB nêu.
ACB cũng khẳng định luôn thực hiện đầy đủ trách nhiệm hỗ trợ khách hàng theo thỏa thuận đã ký kết giữa khách hàng và ACB về điều khoản, điều kiện sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Đồng thời, ACB đã phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật và hoàn toàn minh bạch quá trình xử lý sự việc với khách hàng.
Hiện phía công ty RIIN Group chưa chính thức lên tiếng sau khi có phản hồi của ACB.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.