Lý thuyết số lượng tiền tệ là gì?

Quỳnh Anh - 27/11/2018 11:52 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money) là gì?

VNF
Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money) là lý thuyết cho rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa cung tiền và mức giá chung rong nền kinh tế.

Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money) là lý thuyết cho rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa cung tiền và mức giá chung trong nền kinh tế. Đồng nhất thức được sử dụng làm cơ sở cho lý thuyết số lượng lần đầu tiên được Irving Fisher (1867-1947) đưa ra năm 1911, gọi là phương trình Fisher. Nó có dạng :

MV = PT

Trong đó M là khối lượng tiền tệ, V là tốc độ lưu thông tiền tệ (số lần bình quân mỗi đồng tiền được trao tay để thanh toán các giao dịch trong một năm ), P là mức giá chung (thường tính bằng chỉ số giá) và T là số lần giao dịch hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng.

Mối quan hệ nói trên theo đúng nghĩa, vì tổng chi tiêu bằng tiền để mua các loại hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ (MV) phải bằng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ do người bán cung cấp (PT), và bốn khái niệm trên được xác định theo cách cho phép biểu thức trên luôn luôn đúng. Người ta có thể chuyển đồng nhất thức này thành một phương trình kiểm định bằng cách giả định rằng tốc độ lưu thông tiền tệ là một hằng số hoặc chỉ số thay đổi chậm chạp. Cacsnhaf kinh tế thuộc trường Đại học Cambridge đã thay đổi lý thuyết số lượng truyền thống về tiền tệ để nhấn mạnh giữa số lượng tiền tệ trong một nên kinh tế (M) và tổng sản phẩm quốc dân (Y). Cái được gọi là phương trình Cambridge về tốc độ lưu thông thu nhập có dạng sau:

V = Y/M

Trong đó V là số lần bình quân mà khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế (M) chuyển từ tay người này sang tay người khác để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (Y). Ví dụ, nếu tổng sản phẩm quốc dân Y của một nước bằng 5 tỷ đồng và khối lượng tiền tệ bình quân (M) trong một năm là 1 tỷ đồng, thì khi đó V = 5. Do không thể quan sát trực tiếp tốc độ lưu thông tiền tệ, nên người ta phái xác định nó thông qua Y và M – các chi tiêu có thể thu thập từ hệ thống thống kê nhà nước.

Khái niệm V trong phương trình Cambridge không giống khái niệm V trong lý thuyết số lượng truyền thống về tiền của Fisher. Nếu biến đổi phương trình Fisher, chúng ta được:

Trong đó số lần giao dịch T trong một thời kỳ bao gồm toàn bộ các giao dịch hiện vật (mua bán hàng hóa và dịch vụ ) và giao dịch tài chính. Trong phương trình Cambridge, PT (P = mức giá bình quân) được thay bằng Y – một đại lượng không bao gồm mọi giao dịch, mà chỉ bao gồm các giao dịch đem lại thu nhập cuối cùng. Công thức này cho phép nhà kinh tế Cambridge nhấn mạnh thu nhập thực tế, tức hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

Các nhà kinh tế cổ điển lập luận rằng tốc độ lưu thông là một hằng số, vì người tiêu dùng có thói quen tiêu dùng tương đối cố định và do vậy vòng quay tiền tệ nằm trong trạng thái dừng. Lập luận này chuyển đồng nhất thức thành một phương trình dẫn đến lý thuyết số lượng – một lý thuyết biểu thị mối quan hệ giữa cung tiền và mức giá chung. Nếu V và T là hằng số thì tốc độ tăng tiền phải bằng tốc độ lạm phát.

Những đại diện hàng đầu hiện nay của lý thuyết số lượng không quả quyết rằng tốc độ lưu thông tiền tệ cố định, nhưng họ lập luận rằng tốc độ lưu thông có thể thay đổi chậm chạp theo thời gian do những đổi mới trong lĩnh vực tài chính, chẳng hạn việc sử dụng rộng rãi tài khoản ngân hàng, thanh toán bằng séc và thẻ tín dụng. Họ cũng chỉ ra rằng trong nền kinh tế toàn dụng lao động, khối lượng hàng hóa và dịch vụ tối đa được sản xuất và trao đổi và do vậy khối lượng giao dịch T bị quy định bởi những cân nhắc từ phía cung, ví dụ xu thể tăng năng suất lao động.

Nếu V và T cố định hoặc thay đổi một cách chậm chạp, mức giá được xác định chủ yếu bởi mức cung ứng tiền tệ (M). Mọi sự gia tăng trong khối lượng tiền tệ đều trực tiếp làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ (tức tổng cầu). Từ đó có thể kết luận rằng nếu cung tiền (M) và tổng cầu tăng nhanh hơn khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế (T), thì mức giá chung (P) sẽ tăng (tức có lạm phát).

Trái lại, các nhà kinh tế thuộc phát Keynes lập luận rằng tốc độ lưu thông tiền tệ không ổn định, họ cho rằng nó có thể thay đổi nhanh chóng và trung hòa ảnh hưởng của những thay đổi trong cung tiền.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Cùng chuyên mục
'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

(VNF) - Dự án Trung tâm Thương mại và du lịch quốc tế Đồng bằng sông Hồng vốn là "niềm tự hào" của Tập đoàn Năm Sao, nhưng gần hai thập kỷ trôi qua vẫn bị "đắp chiếu" bỏ mặc cỏ dại mọc dày.

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ trái phiếu cho đầu tư hạ tầng'

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ trái phiếu cho đầu tư hạ tầng'

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khai thác dư địa chính sách tài khoá, nghiên cứu huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược.

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

(VNF) - Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

(VNF) - Theo công ty nghiên cứu Ned Davis Research (NDR), dù ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay thì thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng vào năm 2025.

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu