'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo Nikkei của Nhật mới đây đã có bài viết về chuỗi cửa hàng mang tên Miniso của Nhật xuất hiện ở Hà Nội gần đây nhưng lại bán hầu hết hàng Trung Quốc.
Miniso mới khai trương 3 cửa hàng hồi giữa tháng 9 ở khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội có logo trông khá quen thuộc với nhiều người tiêu dùng trên thế giới: hai hình vuông màu đỏ với những ký tự màu trắng. Nếu không nhìn kỹ, người ta có thể cho rằng đây là cửa hàng chính hãng cho thương hiệu thời trang nổi tiếng Uniqlo của Nhật Bản.
Cửa hàng có cách bày trí khá giống phong cách Nhật Bản, từ biển hiệu đến nhãn mác đều được viết bằng tiếng Nhật nhưng gần như tất cả sản phẩm tại đây đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đây có thể là một chiến lược marketing hết sức hiệu quả khi người Việt Nam rất chuộng hàng Nhật Bản. Nhưng việc "treo đầu dê, bán thịt chó" đã phần nào gây ra sự hiểu lầm, tác giả bài viết nhận xét.
Theo thông tin ghi trên sản phẩm, Miniso là một công ty có trụ sở tại khu mua sắm hạng sang Ginza ở Tokyo. Công ty này sở hữu khoảng 80 cửa hàng nhưng phần lớn lại nằm ở Trung Quốc. Cửa hàng tại Hà Nội là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam.
Khi được hỏi liệu Miniso có phải là công ty Trung Quốc không, một nhân viên bán hàng 28 tuổi tại cửa hàng ở Việt Nam cho biết, các sản phẩm là của một công ty Nhật Bản nhưng được sản xuất tại Trung Quốc. Nếu Miniso là công ty Trung Quốc thì iPhone cũng thế, người này nói thêm.
Các mặt hàng tại đây, bao gồm thực phẩm, mỹ phẩm và văn phòng phẩm giống có thể có chất lượng như trong các cửa hàng đồng giá, nhưng bao bì thì lại tương tự như ở Muji hoặc Uniqlo. Giá ở Miniso không hề rẻ nếu xem xét mức sống trung binh tại Việt Nam, ví dụ như một chai nước dưỡng da tại đây có giá 130.000 đồng.
Phương thức kinh doanh "ngụy trang" thương hiệu cũng xảy ra đối với một chuỗi cửa hàng được cho là bán đồ Hàn Quốc. Đầu tháng 9, một chuỗi cửa hàng khác mang tên ilahui được mở ở Hà Nội và TPHCM. Dù nhãn hàng hóa được viết bằng chữ cái tiếng Hàn, nhưng gần như tất cả sản phẩm tại ilahui đều được sản xuất ở Trung Quốc.
Các cửa hàng tại Việt Nam đang tràn ngập hàng Trung Quốc. Nhiều người nghi ngờ về chất lượng và đã có nhiều phản ánh về hàng Trung Quốc kém chất lượng. Bằng cách "núp bóng" thương hiệu, hàng hóa Trung Quốc có thể tiếp tục tìm được chỗ đứng ở Việt Nam, Nikkei bình luận.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.