Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhận định trong báo cáo phân tích công bố gần đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng việc mua lại mỏ quặng sắt Roper Valley (RVIM) sẽ giúp Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) củng cố vị thế của mình so với các nhà sản xuất thép trong khu vực.
Hòa Phát đã mua lại RVIM tại Northern Territory (NT) từ một doanh nghiệp của UAE (Al Rawda Resources), theo một thỏa thuận được ký kết vào tháng 2/2021. Mỏ quặng sắt này có trữ lượng khoảng 320 triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm, theo Hòa Phát. Các chủ sở hữu trước đây đã phải vật lộn để duy trì hoạt động sản xuất với chi phí tương đối cao.
Al Rawda đã sở hữu RVIM từ năm 2016. Năm 2018, công ty đã nộp đơn xin chính quyền NT cấp phép mở lại mỏ khai thác (thông qua công ty con tại Úc là Northern Territory Iron Ore). Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.
Chủ sở hữu trước đó của mỏ là Sherwin Iron – một trong những công ty khai thác quặng sắt nhỏ đầu tiên tại Úc. RVIM khi đi vào hoạt động vào tháng 7/2014 đã được ước tính có trữ lượng khoảng 488 triệu tấn và Sherwin đã dự báo rằng mỏ có tiềm năng cung cấp 81 triệu tấn quặng 57% Fe.
Theo VNDirect, chi phí vận hành mỏ ở Úc hiện tại đã thấp hơn nhiều so với năm 2014, mặc dù đã bắt đầu tăng trở lại khi đại dịch Covid-19 khiến các mỏ gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Giá quặng sắt cũng đang ở mức cao kỉ lục giúp hàng loạt dự án có thể quay trở lại sản xuất.
Theo S&P Global Intelligence, các công ty khai thác quặng sắt ở Western Úc là một trong những nhà xuất khẩu quặng sắt theo đường biển có chi phí thấp nhất thế giới. Tổng chi phí sản xuất của quặng sắt Western Úc năm 2020 là 34,5 USD/tấn, thấp hơn các đối thủ cạnh tranh chính tại Brazil là 36 USD/tấn và vượt trội sv mức trung bình thế giới là 45,3 USD/tấn.
"Mặc dù thiếu số liệu thống kê tại Northern Territory, chúng tôi vẫn ước tính chi phí sản xuất quặng sắt tại RVIM sẽ không quá mức 70 USD/tấn", chuyên gia của VNDirect nêu quan điểm, nhưng cũng lưu ý rằng các chủ sở hữu trước đây của RVIM đã phải vật lộn để duy trì hoạt động sản xuất tại mỏ với mức chi phí khá cao.
Ban lãnh đạo Hòa Phát kỳ vọng quặng sắt từ RVIM sẽ được khai thác trong cuối năm 2021. VNDirect ước tính RVIM có thể giúp lợi nhuận trước thuế (LNTT) của Hòa Phát tăng khoảng 1.530 tỷ đồng, tương đương 5% LNTT công ty trong năm 2022. Ước tính trên dựa trên các giả định chính sau: hiệu suất hoat động của mỏ đạt 75% trong năm 2022 (tương đương 3 triệu tấn); tổng chi phí sản xuất của RVIM là 100 USD/tấn (đã bao gồm chi phí tài nguyên & môi trường, chi phí vận chuyển, chi phí khấu hao và lãi vay); trung bình giá quặng sắt trong năm 2022 là 120 USD/tấn.
Trong kịch bản tích cực, trung bình giá quặng sắt năm 2022 là 160 USD/tấn, RVIM có thể đóng góp khoảng 4.635 tỷ đồng, tương đương 22,1% LNTT của Hòa Phát trong năm tới, theo ước tính của VNDirect.
Được biết, Hòa Phát cũng đang tìm mua các mỏ than cốc tại Úc nhằm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất thép quan trọng này. Trong khi các mỏ quặng sắt tại Úc hiện đang được định giá ở mức cao thì một số mỏ than cốc lại đang được rao bán trên thị trường như mỏ BHP Mitsui (Queensland), một số mỏ vùng Illawarra (New South Wales). Nguyên nhân chính là giá than cốc đang yếu hơn do chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập khẩu than Úc của Trung Quốc.
VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của Hòa Phát năm 2021 sẽ đạt 30.496 tỷ đồng, tăng 126,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận ròng năm 2022 và năm 2023 của Hòa Phát được dự báo lần lượt ở mức 28.049 tỷ đồng và 28.766 tỷ đồng, một phần nhờ đóng góp của mỏ quặng sắt mới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.