Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Fintech nhắm thị trường 35 tỷ USD
Ngành mới nổi đáng chú ý nhất trong thời gian qua là fintech đang dành sự quan tâm đặc biệt của các đại gia trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê, tổng giá trị thị trường fintech Việt là 4,4 tỷ USD vào năm 2017 và ước tính đến năm 2020, con số này sẽ đạt 7,8 tỷ USD. Số lượng các công ty fintech từ 40 công ty cuối năm 2016, lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong đó, lĩnh vực thanh toán đóng vai trò chủ đạo với hơn 30 công ty đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang hoạt động. Tiếp đó là lĩnh vực cho vay ngang hàng với sự góp mặt của khoảng 10 công ty trên thị trường. Các công ty còn lại cung ứng các giải pháp để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng mà không trực tiếp cung ứng dịch vụ tới khách hàng sử dụng cuối cùng như bảo mật, e-KYC, quản lý tài sản…
Fintech tại Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT tham gia vào thị trường qua cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp fintech…
35 tỷ USD là quy mô thị trường của những khoản chuyển tiền nhỏ dưới 5 triệu đồng, theo số liệu khảo sát của MoMo dựa trên các bưu điện, báo cáo của Liên hiệp quốc và Smartlink. Đó cũng là mục tiêu mà các fintech tại Việt Nam hướng tới. Các giải pháp fintech có thể lấp vào khoảng cách lớn giữa số dân chưa có tài khoản ngân hàng và khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Đó chính là cơ hội dành cho các doanh nghiệp công nghệ, startup Việt Nam hợp tác với các tổ chức tín dụng, nhưng cũng là thách thức lớn khi các đại gia nước ngoài như Grab, Alibaba, WechatPay đang nỗ lực thâm nhập thị trường, cạnh tranh với các fintech Việt như Momo hay Zalo.
Năm 2018, đã có 117 triệu USD đầu tư vào các startup fintech tại Việt Nam và trong thời gian tới, dự báo sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Xuất khẩu phần mềm: Mục tiêu 30 tỷ USD
Ngành xuất khẩu phần mềm xứng đáng được xem là “anh cả” của các ngành kinh tế mới ở Việt Nam. Năm 2018, doanh thu phần mềm ước đạt 4,3 tỷ USD (tăng trưởng 13,8%), trong đó doanh thu xuất khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD.
Hiện tổng số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là khoảng 10.000, với lực lượng nhân lực toàn ngành là 120.000 người. Trong đó, “sếu đầu đàn” như FPT chỉ riêng xuất khẩu phần mềm đã ghi nhận doanh thu đạt 8.443 tỷ đồng trong năm 2018, còn tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ hoạt động tại Công viên Phần mềm Quang Trung ước đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp như CMC, Tinh Vân, HanelSoft, Misa, Bravo… đều là những doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm lớn.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho rằng, các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT của Việt Nam sẽ đi nhanh vào chuyển đổi số, tạo vị thế cho Việt Nam trở thành một quốc gia thông thạo về chuyển đổi số, đẩy doanh số tăng trưởng tốc độ cao hơn nữa. Mục tiêu 10 năm tới, công nghiệp phần mềm Việt Nam tăng gấp 10 lần, lên 30 tỷ USD và vượt ngưỡng 1 triệu lập trình viên.
Ngành công nghiệp phần mềm không còn ở công đoạn gia công từng phần nhỏ lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài, mà đã trở thành đối tác chính, hợp tác với hơn 100 “đại gia” trong danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Airbus, Siemens, General Electrics, Microsoft, Hitachi, RWE…
Tương lai ngành này còn rộng mở “xuất khẩu tại chỗ” khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft đã lựa chọn Việt Nam để đầu tư lâu dài. Thời gian tới, Việt Nam còn đón thêm những gã khổng lồ công nghệ mới như Foxconn, Lenovo... Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi gia công phần mềm. Với tốc độ tăng trưởng 25-30%, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, mốc 30 tỷ USD và xuất hiện những doanh nghiệp tư nhân doanh thu tỷ USD như FPT, Vingroup… từ sản xuất phần mềm sẽ trở thành hiện thực.
Thương mại điện tử: Khốc liệt trong thị trường 15 tỷ USD
Cũng giống như xuất khẩu phần mềm, thương mại điện tử là ngành kinh tế 4.0 thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng mạnh mẽ nhất và cũng là ngành có sự tăng trưởng lớn nhất. Ngành thương mại điện tử trong năm 2018 có quy mô 7,5 tỷ USD, dự báo tăng lên 15 tỷ USD trong năm 2025 với sự tham gia của “ngũ đại gia” gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Adayroi.
Trong năm 2018, Alibaba (Trung Quốc) đã đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada Đông Nam Á, tổng cộng Alibaba đã rót 4 tỷ USD vào công ty thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á này. Còn Shopee, được hậu thuẫn bởi công ty mẹ SEA (Tập đoàn Tencent Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD, chiếm khoảng 40% cổ phần của SEA) đã tăng thêm 50 triệu USD vốn điều lệ cho Shopee Việt Nam. Đến nay, Shopee được Tencent đầu tư 500 triệu USD để mở rộng mạng lưới tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Đài Loan.
Còn Sendo nhận đầu tư 51 triệu USD từ 8 nhà đầu tư, dẫn đầu bởi SBI Holdings của Nhật Bản. Trước đó, đầu tháng 1/2018, Tiki xác nhận khoản đầu tư 44 triệu USD từ JD.com (nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc về doanh thu).
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ ngày càng nóng lên, khi những đại gia như Amazon, Grab, Go-jeck nhập cuộc. Cuộc chiến dành thị phần vẫn đang nóng lên từng ngày trong thị trường quy mô 15 tỷ USD.
eSports, game và Stremer: tỷ USD trong tầm tay
Ngành công nghiệp game sẽ là thị trường béo bở có quy mô 140 tỷ USD, mà ngay cả Google, Facebook cũng bắt đầu dòm ngó. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp giải trí điện tử bao gồm game, eSports (thể thao điện tử), Stremer… đang từng bước trở thành “mỏ vàng mới”.
Đối với game online, theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2018, Việt Nam có 32,8 triệu người chơi game, doanh thu đạt 365 triệu USD, đứng thứ 28 về doanh thu trong số các nước trên thế giới. Các tên tuổi lớn về game tại Việt Nam như VNG, Apota, Sohagame, VTC, Garena,Gamota… đang có cuộc cạnh tranh dữ dội. Nếu có một chính sách quản lý khoa học, thông thoáng và khai thác tốt giá trị thương mại thì ngành công nghiệp game có thể đạt giá trị 1 tỷ USD.
Tại Việt Nam, eSports cũng là thị trường vô cùng tiềm năng, thu hút 26 triệu game thủ, tạo ra hàng triệu phút livestream trên các nền tảng phát sóng và thu hút 16 triệu người thường xuyên theo dõi. Với nhu cầu giải trí ngày càng cao, sẽ ngày càng có nhiều nhà sáng tạo nội dung, kênh truyền thông và nhà tổ chức sự kiện eSports tham gia thị trường. Hiện Appota eSports (thuộc Appota) đã bắt tay với China Mobile eSport League về việc đưa tuyển thủ game Việt Nam ra nước ngoài thi đấu.
Theo ông Đặng Thái Sơn, Giám đốc marketing Appota, thị trường eSports Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu dẫn đầu thế giới, phấn đấu đến năm 2020, doanh thu đạt ngưỡng 2 tỷ USD/năm. “eSports sẽ vượt bóng đá để trở thành bộ môn thể thao vua tại Trung Quốc trong vài năm tới. Điều này chắc chắn tạo ra cơ hội cho làn sóng đầu tư eSport từ Trung Quốc tại Việt Nam và xuất khẩu chuyển nhượng các đội tuyển Việt Nam ra nước ngoài thi đấu”, ông Sơn nhận định.
Và những ngành kinh tế mới khác
Ngoài những ngành nêu trên, nền kinh tế đã và đang chứng kiến nhiều ngành kinh tế số mới giàu tiềm năng đang trên đà phát triển như: ngành quảng cáo trực tuyến, dịch vụ âm nhạc và video hiện có quy mô 2,2 tỷ USD và sẽ đạt 6 tỷ USD vào năm 2025; ngành du lịch trực tuyến (Online Travel Agency - OTA) đang có tổng doanh thu 3,5 tỷ USD năm 2018 và ước đạt 9 tỷ USD vào năm 2025; dịch vụ gọi xe công nghệ đạt doanh thu 500 triệu USD năm 2018 và tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2025…
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đánh giá, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp GDP Việt Nam tăng 28,5 - 62,1 tỷ USD (tương đương 7-16% GDP) vào năm 2030.
Dự báo, đến năm 2030, các ngành công nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại doanh thu “siêu khủng” như: ngành thương mại điện tử đạt khoảng 40 tỷ USD; trí tuệ nhân tạo (AI) đạt doanh thu 420 triệu USD, điện toán đám mây có doanh số 2,2 tỷ USD; gọi xe công nghệ khoảng 2,2 tỷ USD; nông nghiệp thông minh 1,7 tỷ USD; fintech khoảng 1,5 tỷ USD…
“Các ngành mới liên quan đến công nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin đã cho thấy tầm quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, ông Cung nhấn mạnh.
Rõ ràng, những ngành kinh tế mới đã hình thành, đang hiện hữu và phát triển mạnh mẽ. Nếu muốn thực hiện và đi đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điều kiện tiên quyết là Chính phủ phải tiến hành một cuộc cách mạng về chính sách, trước cả cuộc cách mạng về công nghệ.
“Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về, nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, nhờ thế sẽ tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mới, nhưng phải là sự chấp nhận sớm hơn người khác. Đi sau người khác, ngay cả đi cùng người khác sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng hiện nay”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, Việt Nam cần sớm hoàn thiện thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế số, đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Việt Nam ủng hộ những mô hình kinh doanh có tính đột phá Bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ), trong phiên đối thoại với các tập đoàn toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng ủng hộ những ý tưởng, mô hình kinh doanh có tính đột phá. Đặc biệt ủng hộ những giá trị sáng tạo, đổi mới, tinh thần khởi nghiệp, ủng hộ xu hướng tiến bộ, giúp đem lại lợi ích, tiện ích, tiện nghi cho người dân. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.