'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết xuất khẩu máy giặt thương hiệu Hàn Quốc sang Mỹ sẽ giảm một nửa, khi Chính phủ Mỹ chấp thuận các khuyến nghị của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) áp đặt thuế chống bán phá giá đối với máy giặt của Hàn Quốc.
Vào ngày 4/12, ITC đã đề nghị với Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế suất 50% đối với các nhà giặt cỡ lớn do Samsung và LG sản xuất, khi vượt qua hạn ngạch 1,2 triệu chiếc.
ITC viện dẫn rằng máy giặt thương hiệu Hàn Quốc đang có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp tại Mỹ.
Whirlpool, nhà sản xuất thiết bị gia dụng của Mỹ, đã yêu cầu một mức thuế chung 50% cho tất cả dòng máy giặt cùng với hạn ngạch nhập khẩu linh kiện, nhưng ITC đã bác bỏ đề xuất này. Mức thuế bổ sung chỉ áp dụng cho các máy giặt Samsung và LG sản xuất ở nước ngoài, không phải ở Hàn Quốc.
ITC hy vọng rằng các mức thuế bổ sung sẽ làm giảm nhập khẩu máy giặt của Hàn Quốc một nửa để giúp các nhà sản xuất trong nước tăng doanh thu và giá sản phẩm của họ.
Samsung và LG hiện chiếm 16% và 13% thị phần máy giặt tại Mỹ. Hiện tại, Whirlpool dẫn đầu thị phần với 38%. Máy giặt của Samsung và LG chủ yếu được sản xuất tại Thái Lan và Việt Nam.
LG đã khởi công nhà máy sản xuất máy giặt vào tháng 5.2016, với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Nhà máy sản xuất hàng gia dụng (trong đó có máy giặt) của Samsung ở TP. HCM được khởi công vào tháng 5.2015, với vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá vào sản phẩm máy giặt của LG và Samsung có thể khiến tương lai hai nhà máy trở nên bất định.
Trước đó, vào năm 2011, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá vào sản phẩm máy giặt của công ty Hàn Quốc khiến các công ty này phải chuyển sản xuất sang Trung Quốc.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.