Mỹ: Chi tiêu vô tội vạ, nhiều trường đại học tăng mạnh học phí để bù lỗ

Khánh Tú - 13/08/2023 16:38 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều trường đại học của Mỹ đã và đang "vung tay quá trán" vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bổ sung đội ngũ nhân viên. Và để bù đắp lại cho những chi phí đã bỏ ra, các trường buộc phải tăng học phí trong nhiều năm qua.

VNF
Các trường đại học tăng học phí để bù đắp vào lỗ hổng chi tiêu.

Theo WSJ, các trường đại học công lập của Mỹ đã và đang "chi tiêu vô độ". Trong hai thập kỷ qua, các trường đại học đã sử dụng tiền để xây dựng các tòa nhà và ký túc xá sang trọng. Họ còn đổ tiền vào các chương trình thể thao và bổ sung thêm nhiều vị trí quản lý không cần thiết.

Sau đó, họ chuyển những hóa đơn cho các sinh viên. Nói cách khác, sau khi chi tiêu thoải mái, các trường đại học lại tìm cách “lấp chỗ trống” bằng cách tăng học phí và “moi tiền” từ sinh viên.

Học phí đại học tại Mỹ tăng 64% trong vòng 20 năm.

Đại học Bang Pennsylvania đã chi nhiều tiền đến mức hiện trường đang gặp khủng hoảng ngân sách, mặc cho đây là một trong những trường đại học công lập đắt đỏ nhất ở Mỹ.

Đại học Oklahoma đã chi hàng triệu USD cho các dự án mua lại và cải tạo một tu viện rộng hơn 2.900m2. Kết quả là học phí tại trường Oklahoma đã tăng tới 166% trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2022.

Chi phí học đại học ở Mỹ đã tăng lên trông thấy trong những năm qua. WSJ đã kiểm tra các báo cáo tài chính từ năm 2002 đến 2022 của 50 trường đại học hàng đầu ở Mỹ, trong đó có cả các trường công lập lâu đời nhất ở mỗi bang. Qua đó, WSJ nhận thấy chi tiêu trung bình của các trường đại học này đã tăng 38% trong giai đoạn này.

Đi cùng với đó, học phí trung bình cũng đã tăng lên 64%. Mức tăng học phí đại học từ năm 2002 đến năm 2022 thậm chí còn cao hơn nhiều so với mức tăng của giá nhà mới trung bình (54%), giá xe hạng nhẹ mới (16%).

Doanh thu của các trường đại học phần lớn đến từ học phí trong giai đoạn 2002 - 2022.

Việc buộc phải tăng học phí sau khi các trường đại học “vung tay quá trán” đã làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nợ sinh viên liên bang trị giá 1,6 nghìn tỷ USD của Mỹ.

Anh Crispin South, sinh viên của trường đại học Oklahoma, cho biết: “Hiện tại nhiều sinh viên không có đủ nguồn lực để chi trả cho học phí ngày càng tăng”.

Tại Mỹ, phần lớn nguồn thu của các trường đại học công lập trước đây đều đến từ ngân sách của chính phủ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nguồn thu của các trường công lập ngày càng lệ thuộc vào học phí. Doanh thu từ học phí trên mỗi sinh viên đã tăng hai con số trong 20 năm qua tại nhiều trường đại học công lập ở Mỹ.

Lãnh đạo của các trường đại học công lập ở Mỹ cho rằng việc ngân sách nhà nước ngày càng “keo kiệt” hơn khiến họ buộc phải tăng học phí. Trên thực tế, ¾ các bang ở Mỹ đã cắt giảm trợ cấp cho các trường đại học. Ngân sách nhà nước dành cho các trường đại học đã giảm 39% trong 20 năm qua.

Nhiều trường đổ tiền vào xây dựng kí túc xá hiện đại.

Thế nhưng, thay vì “thắt lưng buộc bụng”, họ lại thoải mái chi tiêu và bù đắp bằng “tăng học phí”. WSJ chỉ ra rằng khi trợ cấp của nhà nước giảm đi 1 USD thì các trường đại học này đã tăng học phí trung bình lên 2,40 USD để bù lại.

Phần lớn số tiền mà các trường đại học chi mạnh tay nằm ở quá trình tuyển dụng. Tiền lương và phúc lợi dành cho các quản lý, giảng viên, huấn luyện viên và chuyên gia tài chính của các trường đại học đã tăng khoảng 40% kể từ năm 2002 đến năm 2022, chiếm hơn một nửa ngân sách hoạt động.

Phòng videogames tại một trường đại học ở Mỹ.

Đơn cử như đại học Florida có hơn 50 nhân viên với các chức danh như giám đốc, phó giám đốc, trợ lý giám đốc truyền thông vào năm 2022, nhiều hơn gần gấp đôi so với năm 2017. Ngoài ra, trường cũng tuyển dụng hơn 160 trợ lý, cộng sự, giám đốc điều hành và các trưởng khoa.

Chi tiêu của đại học Connecticut cũng đã tăng 73% từ năm 2002 đến năm 2022, phần lớn trong đó là chi phí trả cho nhân sự. 

Nhiều trường đại học đầu tư mạnh tay vào xây dựng cơ sở vật chất.

Bên cạnh đó, để thu hút thêm nhiều sinh viên, nhiều trường đại học đã đổ tiền vào xây dựng cơ sở vật chất hiện đại như ký túc xá hay sân vận động mới cũng như cải tiến các trang thiết bị, công nghệ trong trường. Trường đại học Kentucky đã chỉ 3,66 tỷ USD cho việc đại tu cơ sở vật chất trong hàng chục năm qua, bao gồm việc xây mới trung tâm sinh viên, nhà để xe 900 chỗ, nhà hát, ký túc xá hay cơ sở bệnh viện hiện đại.

Nhiều trường đại học đã gặp khủng hoảng tài chính khi không cân đối chi tiêu. Trong năm học 2022 – 2023, dự kiến mức chi tiêu của trường đại học Penn State sẽ nhiều hơn 140 triệu USD so với doanh thu. Vào năm học trước, trường đại học Penn State cũng chi tiêu vượt quá doanh thu, cộng với việc tiểu bang ngừng trợ cấp, buộc nhà trường phải tăng 5% học phí.

Theo WSJ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM lên đề án cấp sổ đỏ cho 80.000 nền đất và căn hộ

TP.HCM lên đề án cấp sổ đỏ cho 80.000 nền đất và căn hộ

(VNF) - Tại TP. HCM, từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực (ngày 1/7/2014) đến tháng 4/2023, có 81.085 căn thuộc nhiều dự án chưa được cấp sổ hồng do còn nhiều vướng mắc.

AI là 'số hoá bản thân con người, là lao động tạo ra tài sản cho con người'

AI là 'số hoá bản thân con người, là lao động tạo ra tài sản cho con người'

(VNF) - Theo ông Ngô Sơn Dương - CEO INGO Digital Transformation, AI giúp con người hiểu rõ mình hơn, là “người lao động” tạo ra “tài sản” cho người sở hữu nó.

Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua

Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua

(VNF) - Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho rằng, thị trường nhà phố Bình Dương đã có tín hiệu chuyển biến tích cực, nhưng người mua vẫn có tâm lý khó chấp nhận sản phẩm chào bán với giá cao và hình thành trong tương lai.

Bất ngờ ngân hàng có lợi nhuận tăng gấp 70 lần trong quý I/2024

Bất ngờ ngân hàng có lợi nhuận tăng gấp 70 lần trong quý I/2024

(VNF) - Trong quý I/2024, PVcomBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 344 tỷ đồng, gấp gần 70 lần cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi đột biến là nguồn thu đóng góp chính trong tổng thu nhập hoạt động của nhà băng này.

Cấm phân lô, bán nền: Thổ cư không thể tách bán, bố mẹ không chia được đất cho con?

Cấm phân lô, bán nền: Thổ cư không thể tách bán, bố mẹ không chia được đất cho con?

(VNF) - Việc quy định sẽ không cho phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 áp dụng sớm từ 1/7/2024 được cho là sẽ giúp thị trường thanh lọc các nhà đầu tư yếu kém. Tuy nhiên quy định này cũng sẽ khiến nhiều người dân lo lắng.

VNG bắt tay 'ông lớn' ngành game Roblox

VNG bắt tay 'ông lớn' ngành game Roblox

(VNF) - Trong khuôn khổ Ngày hội Game Việt Nam (Gameverse) 2024, VNG và Roblox đã chính thức công bố việc hợp tác giữa 2 bên tại thị trường Việt Nam.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

(VNF) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra thị trường vàng ngay trong tháng 5/2024.

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

(VNF) - Một cơn bão địa từ với cường độ G5 - "cực mạnh" đã tấn công Trái đất vào ngày 10/5 (giờ Mỹ), tạo ra cực quang tại khu vực Bắc Mỹ nhưng đi kèm nguy cơ làm gián đoạn nguồn điện và thông tin liên lạc.

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 260 tỷ đồng

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 260 tỷ đồng

(VNF) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can đối với Bùi Thị Ninh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

(VNF) - UBND TP. HCM vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2023.