Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo WSJ, các trường đại học công lập của Mỹ đã và đang "chi tiêu vô độ". Trong hai thập kỷ qua, các trường đại học đã sử dụng tiền để xây dựng các tòa nhà và ký túc xá sang trọng. Họ còn đổ tiền vào các chương trình thể thao và bổ sung thêm nhiều vị trí quản lý không cần thiết.
Sau đó, họ chuyển những hóa đơn cho các sinh viên. Nói cách khác, sau khi chi tiêu thoải mái, các trường đại học lại tìm cách “lấp chỗ trống” bằng cách tăng học phí và “moi tiền” từ sinh viên.
Đại học Bang Pennsylvania đã chi nhiều tiền đến mức hiện trường đang gặp khủng hoảng ngân sách, mặc cho đây là một trong những trường đại học công lập đắt đỏ nhất ở Mỹ.
Đại học Oklahoma đã chi hàng triệu USD cho các dự án mua lại và cải tạo một tu viện rộng hơn 2.900m2. Kết quả là học phí tại trường Oklahoma đã tăng tới 166% trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2022.
Chi phí học đại học ở Mỹ đã tăng lên trông thấy trong những năm qua. WSJ đã kiểm tra các báo cáo tài chính từ năm 2002 đến 2022 của 50 trường đại học hàng đầu ở Mỹ, trong đó có cả các trường công lập lâu đời nhất ở mỗi bang. Qua đó, WSJ nhận thấy chi tiêu trung bình của các trường đại học này đã tăng 38% trong giai đoạn này.
Đi cùng với đó, học phí trung bình cũng đã tăng lên 64%. Mức tăng học phí đại học từ năm 2002 đến năm 2022 thậm chí còn cao hơn nhiều so với mức tăng của giá nhà mới trung bình (54%), giá xe hạng nhẹ mới (16%).
Việc buộc phải tăng học phí sau khi các trường đại học “vung tay quá trán” đã làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nợ sinh viên liên bang trị giá 1,6 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Anh Crispin South, sinh viên của trường đại học Oklahoma, cho biết: “Hiện tại nhiều sinh viên không có đủ nguồn lực để chi trả cho học phí ngày càng tăng”.
Tại Mỹ, phần lớn nguồn thu của các trường đại học công lập trước đây đều đến từ ngân sách của chính phủ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nguồn thu của các trường công lập ngày càng lệ thuộc vào học phí. Doanh thu từ học phí trên mỗi sinh viên đã tăng hai con số trong 20 năm qua tại nhiều trường đại học công lập ở Mỹ.
Lãnh đạo của các trường đại học công lập ở Mỹ cho rằng việc ngân sách nhà nước ngày càng “keo kiệt” hơn khiến họ buộc phải tăng học phí. Trên thực tế, ¾ các bang ở Mỹ đã cắt giảm trợ cấp cho các trường đại học. Ngân sách nhà nước dành cho các trường đại học đã giảm 39% trong 20 năm qua.
Thế nhưng, thay vì “thắt lưng buộc bụng”, họ lại thoải mái chi tiêu và bù đắp bằng “tăng học phí”. WSJ chỉ ra rằng khi trợ cấp của nhà nước giảm đi 1 USD thì các trường đại học này đã tăng học phí trung bình lên 2,40 USD để bù lại.
Phần lớn số tiền mà các trường đại học chi mạnh tay nằm ở quá trình tuyển dụng. Tiền lương và phúc lợi dành cho các quản lý, giảng viên, huấn luyện viên và chuyên gia tài chính của các trường đại học đã tăng khoảng 40% kể từ năm 2002 đến năm 2022, chiếm hơn một nửa ngân sách hoạt động.
Đơn cử như đại học Florida có hơn 50 nhân viên với các chức danh như giám đốc, phó giám đốc, trợ lý giám đốc truyền thông vào năm 2022, nhiều hơn gần gấp đôi so với năm 2017. Ngoài ra, trường cũng tuyển dụng hơn 160 trợ lý, cộng sự, giám đốc điều hành và các trưởng khoa.
Chi tiêu của đại học Connecticut cũng đã tăng 73% từ năm 2002 đến năm 2022, phần lớn trong đó là chi phí trả cho nhân sự.
Bên cạnh đó, để thu hút thêm nhiều sinh viên, nhiều trường đại học đã đổ tiền vào xây dựng cơ sở vật chất hiện đại như ký túc xá hay sân vận động mới cũng như cải tiến các trang thiết bị, công nghệ trong trường. Trường đại học Kentucky đã chỉ 3,66 tỷ USD cho việc đại tu cơ sở vật chất trong hàng chục năm qua, bao gồm việc xây mới trung tâm sinh viên, nhà để xe 900 chỗ, nhà hát, ký túc xá hay cơ sở bệnh viện hiện đại.
Nhiều trường đại học đã gặp khủng hoảng tài chính khi không cân đối chi tiêu. Trong năm học 2022 – 2023, dự kiến mức chi tiêu của trường đại học Penn State sẽ nhiều hơn 140 triệu USD so với doanh thu. Vào năm học trước, trường đại học Penn State cũng chi tiêu vượt quá doanh thu, cộng với việc tiểu bang ngừng trợ cấp, buộc nhà trường phải tăng 5% học phí.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.