'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 đã công bố nghiên cứu “Những giới hạn trên các vùng biển” về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Văn phòng Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nghiên cứu này gồm 47 trang tài liệu pháp lý và kỹ thuật lâu năm, nhằm xem xét những yêu sách hàng hải quốc gia và ranh giới trên biển của các nước và đánh giá tính nhất quán của chúng với luật pháp quốc tế.
Đây là là bản cập nhật của một nghiên cứu tiến hành năm 2014, trong đó bác bỏ cái gọi là "đường chín đoạn" của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Kể từ năm 2014, Trung Quốc tiếp tục khẳng định các yêu sách chủ quyền đối với một vùng rộng lớn ở Biển Đông mà nước này gọi là “vùng nội thủy” và “quần đảo xa”.
Nghiên cứu mới của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra rằng “những tuyên bố này làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền ở các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế được nêu tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982".
Năm 2016, một tòa án quốc tế đã ra phán quyết ủng hộ Philippines khi nước này khiếu nại về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh đáp lại bằng cách đưa ra những lý lẽ mới, gồm cả việc nước này có "quyền lịch sử" với khu vực này.
Tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những tuyên bố về quyền lịch sử như vậy "không có cơ sở pháp lý" và Trung Quốc không đưa ra lý lẽ cụ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lý do về mặt địa lý nhằm bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc. Cụ thể, nghiên cứu cho biết hơn 100 thực thể mà Bắc Kinh đề cập ở Biển Đông bị nhấn chìm khi thủy triều lên (nửa chìm nửa nổi) và do đó "vượt quá giới hạn hợp pháp về lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào".
Bắc Kinh viện dẫn các đặc điểm địa lý như vậy để tuyên bố chủ quyền với bốn nhóm đảo, song nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra rằng nó không đáp ứng các tiêu chí về đường cơ sở theo công ước của Liên hợp quốc.
Do đó, Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ luật pháp quốc tế như được phản ánh trong UNCLOS, tuân thủ quyết định của Tòa Trọng tài Quốc tế trong phán quyết ngày 12/7/2016, và chấm dứt các hoạt động cưỡng ép và trái pháp luật của mình ở Biển Đông”.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho tới nay luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đối tác trong nỗ lực đối phó với hành vi "gây rối đơn phương" của Trung Quốc trên thế giới.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tháng 12/2021 đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc trước “những hành động gây rối đơn phương” của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo Reuters, tuyên bố "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ và EU duy trì liên lạc liên tục và sát sao về các hướng tiếp cận tương ứng trong các vấn đề đầu tư và phát triển kinh tế, hợp tác với Trung Quốc nếu khả thi, đồng thời đảm bảo kiểm soát khuôn khổ cạnh tranh với Trung Quốc một cách trách nhiệm".
Cũng trong tuyên bố, hai bên bày tỏ quan ngại mạnh mẽ “trước những hành động gây rối và đơn phương của Trung Quốc trên biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, vốn là những hành động làm tổn hại hòa bình và an ninh trong khu vực, đồng thời tác động trực tiếp lên an ninh và thịnh vượng của cả Mỹ lẫn EU".
Xem thêm >> Kim ngạch thương mại Nga-Trung Quốc phá vỡ kỷ lục trước đại dịch Covid-19
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.