'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn. Họ muốn tiếp tục là đối tác quan trọng trong liên minh quân sự thành công nhất lịch sử hay họ muốn mạo hiểm sự an toàn của mối quan hệ đối tác đó bằng cách đưa ra quyết định liều lĩnh làm suy yếu liên minh?" Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 3/4 phát biểu trong cuộc họp của các bộ trưởng NATO ở Washington.
Ông nói thêm rằng: "Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD từ Nga gây nguy hiểm lớn cho NATO và sức mạnh của liên minh”.
Tuyên bố của ông Pence đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các nước thành viên trong khối đoàn kết nhằm chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt là mối đe dọa từ Nga.
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, nước này kiên quyết mua S-400 của Nga bất chấp cảnh báo liên tục từ Mỹ. Ngay cả khi Lầu Năm Góc ngừng chuyển giao lô tiêm kích F-35 thế hệ 5 và các thiết bị liên quan cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu tại cùng sự kiện vài giờ trước đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói thương vụ S-400 Nga là "thỏa thuận đã xong xuôi " và nhấn mạnh "chúng tôi sẽ không lùi bước". Ankara dự kiến nhận tổ hợp tên lửa đầu tiên từ Moskva vào tháng 7.
Nhưng điều khá bất ngờ là ông Cavusoglu còn tự tin khẳng định, mọi biện pháp của Mỹ sẽ không mang lại hiệu quả và cuối cùng Mỹ sẽ không dám đóng băng thương vụ máy bay tàng hình F-35.
Trước đó, Lầu Năm Góc ngày 1/4 xác nhận đã thông báo với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ sẽ ngừng bàn giao thêm các thiết bị liên quan để chuẩn bị cho máy bay F-35.
“Trong khi chờ quyết định rõ ràng của Thổ Nhĩ Kỳ về việc từ bỏ mua S-400 (của Nga), chúng tôi tạm ngừng bàn giao các thiết bị và các hoạt động liên quan đến F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ", Mike Andrews, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết.
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 cùng 8 quốc gia khác từ năm 2002, với khoản đóng góp hàng tỷ USD. Đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp 100 chiếc F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cho tới năm ngoái, Ankara được cho là đã đóng góp khoảng 1,25 tỷ USD, theo hãng tin Bloomberg.
Ngoài ra, 10 công ty của Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch sản xuất 12 tỷ USD các bộ phận chủ chốt như thân máy bay, thiết bị hạ cánh. Ankara cũng là nhà cung cấp duy nhất màn hình hiển thị trong buồng lái trong số các nước tham gia chương trình.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình này do lo ngại kế hoạch mua S-400 của Ankara có thể tạo điều kiện giúp hệ thống của Nga theo dõi và phát hiện F-35.
Đến nay Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ nhận được một đơn vị của dòng tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm này.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn tất thỏa thuận mua 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga vào cuối năm 2017 với giá 2,5 tỷ USD và tổ hợp đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển tới Ankara vào tháng 7/2019.
Lầu Năm Góc đã nhiều lần đe dọa rằng Ankara sẽ phải đối mặt với "những hậu quả nặng nề" nếu nước này tiếp tục kế hoạch mua hệ thống tên lửa của Nga.
Xem thêm >> Liên tục gây áp lực, Mỹ tự tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chọn Patriot thay vì S-400
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.