Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Nhiệm vụ trước mắt của ông Hochstein là thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro do Dòng chảy phương Bắc 2 gây ra", thông báo của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ông Amos Hochstein là cựu điều phối viên Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề năng lượng quốc tế dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và cũng là cố vấn thân cận, tin cậy của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden thời ông làm phó tổng thống.
Theo ông Blinken, với bề dày kinh nghiệm, vị cố vấn mới có thể đảm đương việc "phát triển và thực hiện chiến lược toàn diện của Mỹ để tăng cường an ninh năng lượng toàn cầu, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu".
Việc bổ nhiệm thể hiện quyết tâm của Nhà Trắng trong việc sử dụng "ngoại giao để đảm bảo an toàn cho việc cung ứng trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng quan trọng này", ông Blinken cho hay.
Ngoài ra, theo ông Blinken, quyết định nói trên nhằm "chống đối những nỗ lực của Điện Kremlin trong việc sử dụng năng lượng như một vũ khí địa chính trị", cũng như mang lại "một tương lai năng lượng an toàn và bền vững hơn cho Ukraine và những nước thành viên NATO và EU đang ở trên tuyến đầu".
Trước đây, nhiệm vụ điều phối phần việc liên quan đến tuyến đường ống này thường do các chuyên gia phụ trách châu Âu tại Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ đảm nhận. Nhưng giờ đây, giới chức chính quyền cho biết đã có sự đồng thuận tại Nhà Trắng cho rằng những vấn đề địa chính trị gai góc liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2cần phải được chú tâm nhiều hơn, xuyên suốt hơn.
Mỹ đang ở vào tình thế lúng túng về ngoại giao. Một mặt, Mỹ muốn chặn ảnh hưởng năng lượng của Nga, nhưng mặt khác, Washington cũng muốn tăng cường quan hệ với Đức, nước từng đã vận động rất mạnh để Mỹ không can thiệp vào việc hoàn thiện tuyến đường ống.
Mới đây nhất, sau nhiều năm tranh cãi, Đức và Mỹ đã đạt được thỏa thuận cho phép dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 được hoàn thiện.
Theo thỏa thuận này, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chấm dứt sự phản đối lâu nay của Washington đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Đây được coi là sự thay đổi lập trường của Mỹ sau nhiều năm tranh cãi về số phận của dự án này.
Trong khi đó, Đức cam kết thực hiện các biện pháp, kể cả trừng phạt, nếu Nga “tìm cách sử dụng năng lượng như một vũ khí hoặc thực hiện các hành động gây hấn hơn nữa đối với Ukraine”.
Ngoài ra, Đức và Mỹ cũng nhất trí hỗ trợ gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua Ukraine thêm 10 năm (hết hiệu lực vào năm 2024). Bên cạnh đó, hai bên cũng thống nhất sẽ nỗ lực để giảm thiểu sự phụ thuộc của Ukraine vào khí đốt của Nga cũng như doanh thu trung chuyển khí đốt.
Trong thỏa thuận, Đức và Mỹ cũng nhất trí thành lập một Quỹ xanh Ukraine với nguồn tài trợ khởi đầu là 150 triệu EUR từ Đức. Mục đích là để đạt được hiệu ứng đòn bẩy với sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân với tổng trị giá 1 tỷ USD.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là Uniper và Wintershall. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực. Đại sứ Nga tại Đức Sergei Nechaev ngày 8/8 cho biết đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ hoàn thành trong vài tuần tới. |
Xem thêm >> Đức: Y tá tráo vaccine Covid-19 bằng nước muối, hơn 8.600 người phải tiêm chủng lại
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.