'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2019 là năm khó khăn với đa số nhà đầu tư nói chung và với các quỹ nói riêng.
Trong báo cáo "TTCKVN: Nhìn lại 2019 và Triển vọng 2020 từ Góc nhìn Phân tích Số liệu", hãng nghiên cứu thị trường FiinGroup cho biết trong số 33 quỹ đầu tư mà hãng này theo dõi, chỉ vỏn vẹn 7 quỹ đầu tư có tăng trưởng NAV cao hơn VN-Index và những quỹ này chỉ nắm giữ 1,84% tổng tài sản quản lý của 33 quỹ (số liệu đến hết tháng 11/2019).
FiinGroup cho hay, lực đẩy chính cho đà tăng và thanh khoản của VN-Index các năm trước đây chính là dòng vốn của khối ngoại và hành vi của nhà đầu tư trong nước.
"Bởi vì thị trường là “zero-sum game” (trò chơi tổng bằng 0) nên thanh khoản chỉ có được hoặc thị trường có cơ hội tăng điểm khi lực cầu từ khối ngoại cao hơn nguồn cung sẵn sàng bán của khối nội", chuyên gia của Fiin Group nhấn mạnh.
Tuy nhiên, năm 2019, dòng tiền mới vào thị trường chứng khoán rất hạn chế. Theo hãng nghiên cứu này, đây là yếu tố then chốt làm cho thanh khoản sụt giảm và chỉ số VN-Index chỉ tăng 7,7% cũng như biên độ giao động rất hẹp trong năm 2019.
Số liệu của FiinGroup cho thấy về cơ bản, cứ khi khối ngoại mua ròng thì chỉ số chứng khoán có xu hướng đi lên và ngược lại, nhất là khi xem xét theo mối tương quan hàng tháng.
Năm 2019, khối ngoại chỉ mua ròng 7,3 nghìn tỷ đồng (tức khoảng 310 triệu USD) trên cả 3 sàn. Nếu không tính Vingroup (HoSE: VIC) thì chỉ có 2,3 nghìn tỷ mua ròng. Đây là con số quá nhỏ so với 28,4 nghìn tỷ mua ròng năm 2017 và 43,3 nghìn tỷ năm 2018 và là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số VN-Index tăng trưởng kém hấp dẫn.
Giải thích thêm, chuyên gia của FiinGroup cho hay nếu tính tương đối so với tổng số vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Năm năm 2019 ở mức 2,7 tỷ USD thì "rõ ràng nguồn vốn đó đã chảy vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hoặc đầu tư vốn chiến lược hoặc M&A là chính. Dĩ nhiên, dòng vốn này vào cả các doanh nghiệp chưa niêm yết chứ không phải là mua cổ phiếu trên sàn".
Đối với dòng tiền trong nước, xu hướng dịch chuyển dòng tiền tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi cũng như dòng tiền từ trái phiếu sang thị trường cổ phiếu là chưa rõ ràng.
Để hấp dẫn nguồn tiền nước ngoài, theo FiinGroup, mấu chốt là thị trường phải có nguồn cung hàng mới. Điển hình như năm 2017 và 2018 với một loạt các cổ phiếu mới niêm yết như ACV, TCB, HDB, VHM, VTP. Việc niêm yết các cổ phiếu này đã tạo nguồn cung hàng tốt cho không chỉ các nhà đầu tư trong nước và vốn ngoại cũng như đặc biệt là tạo chất xúc tác để giao dịch các ngành liên quan sôi động hơn.
Nhìn lại năm 2019, không có các cổ phiếu lớn và thực sự hấp dẫn lên sàn.
Năm 2020, nhóm ngân hàng được kỳ vọng sẽ tạo nguồn cổ phiếu mới. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì hạn cuối niêm yết với tất cả các ngân hàng thương mại là năm 2020.
Theo dữ liệu của FiinGroup, hiện còn 12 ngân hàng thương mại chưa niêm yết với tổng vốn pháp định/điều lệ ở mức khoảng 100 nghìn tỷ đồng, tức khoảng 4,2 tỷ USD. Giả sử các ngân hàng này được niêm yết với mức 1.4x P/B (bình quân của 18 ngân hàng đang niêm yết) thì tổng vốn hóa thị trường sẽ tăng thêm tới 5,9 tỷ USD.
Thống kê của FiinGroup cho thấy, VN-Index hiện đã trở về mức định giá lúc khoảng 700 điểm hồi giữa năm 2017 (xét cả trên khía cạnh P/E lẫn P/B). Cần lưu ý rằng, thị trường sau đó đã bật tăng mạnh. Đây là yếu tố được xem là tích cực nhất khi xem xét về tiềm năng thị trường ngay trong năm 2020. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất vẫn là triển vọng và đặc biệt là chất lượng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp ra sao trong các quý tới đây để hỗ trợ cho việc dòng tiền sẽ quay trở lại. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.